Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Khách du lịch – "Vũ khí" mới của Trung Quốc trong chiến tranh kinh tế



Các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài không còn là một điều xa lạ đối với Bắc Kinh để đạt được mục đích chính trị của họ. Nhưng gần đây, chính phủ Trung Quốc nhận ra rằng họ có thể gây áp lực lên các nước khác bằng cách cấm khách du lịch đi đến các quốc gia không ủng hộ chính sách do giới cầm quyền của quốc gia này đưa ra.
Việc cấm nhập khẩu các sản phẩm như xoài, than và cá hồi từ lâu đã là cách trừng phạt của Trung Quốc đối với các quốc gia từ chối làm theo đường lối chính trị của họ.

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Trung Quốc ngang nhiên lên kế hoạch triển khai hệ thống quan sát dưới Biển Đông


Trung Quốc đã ngang nhiên lên kế hoạch xây dựng hệ thống quan sát khổng lồ dưới đáy biển, bao trùm toàn bộ Biển Đông và biển Hoa Đông, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin ngày 29/5.

Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Trung Quốc ngang nhiên lên kế hoạch chi khoảng 2 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 290 triệu USD) cho các hệ thống quan sát đặt dưới đáy biển. Hệ thống này sẽ cung cấp các thông tin theo thời gian thực tế về điều kiện môi trường cũng như các hoạt động dưới đáy biển, trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng có nhiều động thái bành trướng nhằm thể hiện yêu sách chủ quyền phi lý của nước này tại khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Người dân Hạ Long thay tiền Việt bằng tiền Trung Quốc



QUẢNG NINH (NV) – Người dân thành phố Hạ Long đã dần thay tiền Việt Nam bằng tệ Trung Quốc trong việc mua bán, sinh hoạt, nhộn nhịp đến nỗi khiến nhiều người nghĩ mình đang sinh sống ở “Hán Quốc.”
Tại nhiều khu du lịch, mua sắm như trung tâm thương mại “HaLong Marina,” khu du lịch quốc tế Tuần Châu, khu vực Bãi Cháy… nếu không phải là dân cư địa phương, nhiều người lầm tưởng mình lạc vào “phố Trung Quốc.”

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Thương lái Trung Quốc vơ vét dứa nguyên liệu



Với chiêu trò đẩy giá cao ngất, thu mua từ quả to, nhỏ, đang xanh và cả hoa, thương lái Trung Quốc đang “vơ vét” các vùng nguyên liệu dứa ở Thanh Hóa khiến nhiều nhà máy trên địa bàn có nguy cơ đóng cửa vì không còn dứa.
Khoảng vài tháng trở lại đây, khắp các địa bàn trồng dứa ở Thanh Hóa xuất hiện nhiều thương lái, đa số người Trung Quốc (TQ) đi thu mua dứa nguyên liệu với số lượng lớn. Họ có thể trực tiếp vào tận vùng nguyên liệu mua hàng hoặc thuê thương lái người Việt đứng ra gom hàng sau đó đưa xe vào bốc đi. Điều bất thường là họ mua tất cả quả to, nhỏ, thậm chí cả hoa và đang còn xanh với giá rất cao rồi nhanh chóng vận chuyển ra khỏi địa bàn. 

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối – Hải Vân: mưu đồ thâm độc của Trung Quốc?





Cuối năm 2014, giữa lúc dư luận xôn xao trước thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, TQ) thực hiện dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, người ta mới phát hiện ra rằng, ngay từ năm 2009 tỉnh này cũng đã cấp 100ha đất ở khu vực Bãi Chuối (thị trấn Lăng Cô) cho Cty TNHH MTV Bãi Chuối để xây dựng khu nghỉ dưỡng.
Bãi Chuối nằm kế bên khu vực được cấp cho Cty CP Thế Diệu; cả hai đều thuộc khu vực đèo Hải Vân, một khu vực đặc biệt trọng yếu về an ninh – quốc phòng. Tổng giám đốc Cty TNHH MTV Bãi Chuối là ông Lim Kam Lo, một người dân tộc Hoa. Dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối có vốn đầu tư 102 triệu USD, thời hạn thực hiện 50 năm.

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Một vành đai, nhiều quan ngại



Nam Anh
 
Phần lớn các dự án trong OBOR bắt nguồn từ mục tiêu địa chính trị hơn là thuần túy thương mại.
Mô hình chiếc cầu vàng rực được xây dựng bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Bắc Kinh là hình ảnh đầu tiên mà quan khách các nước tới Hội nghị Một vành đai, Một con đường (One Belt One Road - OBOR). Nhưng trong hội nghị, chủ nhà Trung Quốc còn đưa ra nhiều viễn cảnh còn hấp dẫn và ấn tượng hơn.
OBOR là sáng kiến mang tính di sản của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm thúc đẩy giao thương và nâng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Âu - Á. Sáng kiến xoay quanh Con đường tơ lụa từ Trung Quốc đến châu Âu và Con đường tơ lụa hàng hải đi từ Trung Quốc qua eo Malacca đến Ấn Độ và Trung Đông. 

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Chất lượng kém, Trung Quốc liên tục trúng thầu ở Việt Nam: Môi trường tham nhũng tạo cơ hội



Chất lượng thi công của các nhà thầu Trung Quốc ở thế giới được đánh giá cao, nhưng ở Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại; và tuy biết rõ sự thật mười mươi nhưng chúng ta vẫn chọn các nhà thầu Trung Quốc.
Từ rất nhiều năm về trước, việc các nhà thầu Trung Quốc thường xuyên tham gia các dự án lớn ở Việt Nam không còn là điều gì mới lạ. Chất lượng của các nhà thầu này cũng vậy, thật sự rất kém cũng không phải là thông tin gì mới mẻ.

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Vay tiền và ‘cõng rắn cắn gà nhà’



Phạm Chí Dũng | VOA


Tháng 5/2017, chỉ nửa năm sau việc gạ gẫm cho tỉnh Quảng Ninh vay 300 triệu USD để làm cao tốc Vân Đồn - Móng Cái nhưng rốt cuộc đã bị tỉnh này từ chối sau khi bị dư luận phản ứng mạnh mẽ, Trung Quốc lại đang dụ dỗ một địa phương khác biên giới phía Bắc là chính quyền tỉnh Cao Bằng, cũng với món vay 300 triệu USD để làm đường cao tốc từ Đồng Đăng, Lạng Sơn đến cửa khẩu Trà Lĩnh, Cao Bằng.
Vẫn là 300 triệu đô la!
Không hề rút được bài học kinh nghiệm nào từ Quảng Ninh, chính quyền Cao Bằng vội vã đề xuất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các bộ tham mưu vay 300 triệu USD từ Trung Quốc. Cao Bằng còn “khôn lanh” đến mức “chỉ điểm” cho Thủ tướng rằng Bộ Giao thông Vận tải là địa chỉ cần đứng ra vay Trung Quốc.

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Giấc mộng Trung Hoa và tương lai Việt Nam



Lê Anh Hùng | VOA |   



Năm 1793, đặc sứ Lord Macartney của vua George III nước Anh đến Bắc Kinh để yết kiến hoàng đế Trung Hoa và đề đạt nguyện vọng thiết lập đại sứ quán ở đây. Viên đặc sứ mang theo một bộ sưu tập quà tặng từ Anh, một quốc gia mới bắt tay vào cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, hoàng đế Càn Long đã đáp lại thiện chí của vua George III qua bức thư hồi âm như sau: “Thái độ khiêm nhường và phục tùng chân thành của ngài là điều rất dễ nhận thấy”, nhưng chúng tôi lại không có “một nhu cầu nào dù là nhỏ nhất đối với các sản phẩm chế tạo từ nước ngài.”   
Trung Hoa của Càn Long lúc bấy giờ đang ở thời kỳ phát triển cực thịnh, với một nền kinh tế chiếm tới 1/3 GDP toàn cầu, cùng một vùng lãnh thổ quốc gia trải rộng tới 11.000.000km2, so với 9.600.000km2 hiện nay. Năm 1799, sáu năm sau ngày đặc sứ Anh đến Bắc Kinh, Càn Long băng hà sau ba năm nhường ngôi cho con trai và làm thái thượng hoàng. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự đi xuống của Trung Quốc trong bối cảnh các cường quốc phương Tây, với động lực mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp, không ngừng phát triển với tốc độ chóng mặt.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

THÔNG BÁO SỐ II - HỘI CHỐNG HIỂM HỌA TRUNG QUỐC.


Nhóm Kêu Gọi thành lập Hội Chống Hiểm Họa Trung Quốc trân trọng công bố danh sách lần 1 (tính đến hết ngày 21/5/2017) những cá nhân đã ghi tên tham gia thanh lập Hội Chống Hiểm Họa Trung Quốc theo đúng yêu cầu của Nhóm, tức là ghi rõ: họ tên; năm sinh; nghề nghiệp; địa chỉ; liên lạc (số điện thoại; trang web hay Facebook cá nhân...).
Tuy nhiên, khi đăng tải công khai trên blog và Facebook, chúng tôi chỉ công bố: Họ Tên, Nghề Nghiệp, Nơi Cư Trú (chỉ ghi ở phạm vi cấp tỉnh, thành mà không đăng chi tiết hơn, và không đăng kèm số điện thoại, email cá nhân, để đảm bảo bí mật cá nhân của quý vị).

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm hoạ mất nước



Lê Anh Hùng | VOA


Từ ô nhiễm môi trường…
Vụ việc người dân địa phương xung quanh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tại xã Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận xuống đường phản đối nhà máy thải bụi than và xỉ vào môi trường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không chỉ trên đất liền mà cả một vùng biển rộng lớn, đã làm nóng dư luận suốt mấy hôm nay. Từ ngày 14–16.4.2015, hàng ngàn người dân đã đổ ra quốc lộ 1A đoạn chạy qua đây, gây ách tắc giao thông Bắc – Nam kéo dài hàng chục km.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải (Trung Quốc) thi công từ tháng 8.2010. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 19.162 tỷ VNĐ (sau điều chỉnh tăng lên tới 23.477 tỷ VNĐ), trong đó 85% là vốn tín dụng xuất khẩu ưu đãi dành cho người mua của Ngân hàng XNK Trung Quốc và ODA của Chính phủ Trung Quốc, còn lại 15% là vốn đối ứng của Tổng Cty Điện lực Việt Nam (EVN). 

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Trung Quốc tăng cường thâu tóm bất động sản Việt Nam



Nguyễn Sơn | Nhịp Cầu Đầu Tư  



Theo JLL, tỉ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ tại TP.HCM và Hà Nội hiện dao động 6-8%, thuộc diện cao nhất Đông Nam Á và hơn cả Hồng Kông.
Trung Quốc tăng cường thâu tóm bất động sản Việt Nam
So với các nhà đầu tư Singapore, Hàn Quốc hay Nhật với khá nhiều các thương vụ thâu tóm đình đám trên thị trường bất động sản thời gian qua, có vẻ như các nhà đầu tư Trung Quốc khá im hơi lặng tiếng. Mặc dù vậy, một số sự kiện gần đây cho thấy các nhà đầu tư này đang động thái gia tăng hoạt động ở Việt Nam thông qua con đường M&A. 

Ngăn chặn mối nguy từ bên kia biên giới



VTC14


Hoạt động phòng chống buôn lậu, hàng kém chất lượng từ Trung Quốc vẫn được triển khai, rầm rộ ra quân, nhưng có tới gần một nửa hàng ở Hà Nội là hàng giả, hàng nhái. Chưa kể ngày càng nhiều những sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc mang theo chất độc như gừng, giá đỗ, hoa quả.... được phát hiện.

Những diễn biến khó lường của dịch bệnh, tình hình phức tạp của buôn lậu, cộng với công tác ngăn chặn khá thủ công, lỏng lẻo từ phía Việt Nam đang khiến những nguy cơ từ phía bên kia biên giới vẫn đang tiếp tục đe dọa cuộc sống, sản xuất của người Việt.

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Hải cảng chiến lược Chân Mây sắp rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?



Lê Anh Hùng | VOA



Cảng Chân Mây là một cảng nước sâu nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nhờ được mũi Chân Mây Đông của dãy Hòn Dòn che chắn nên vùng nước xung quanh cảng biển với độ sâu tới 14m vốn kín gió và lặng sóng này đã trở thành nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền tránh trú gió bão.
Khu vực Chân Mây - Lăng Cô là một vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng, bởi nó là một dải đất hẹp nằm dưới chân đèo Hải Vân, chưa kể trên tuyến quốc lộ 1A chạy qua địa bàn này còn có hai đèo núi hiểm trở khác là đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng.

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Trung Quốc đưa súng chống người nhái ra Trường Sa

Tuổi Trẻ | 17.5.2017 


TTO - Thời báo Quốc phòng của Trung Quốc loan tin Bắc Kinh đã triển khai hệ thống súng xoay vòng chống người nhái ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hãng tin Reuters dẫn lại bài viết của tờ này cho biết dàn súng rốc-két được triển khai trái phép ở đá Chữ Thập là loại Norinco CS/AR-1 55 ly do Trung Quốc tự phát triển. Đây là diễn biến mới nhất liên quan tới các động thái quân sự hóa các đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

THÔNG BÁO SỐ I



Kính thưa quý vị!
Nhóm Kêu Gọi thành lập Hội Chống Hiểm Họa Trung Quốc trân trọng cảm ơn các bạn fbker, blogger đã tích cực chia sẻ với số lượng lớn, like và nhận xét chân tình về Lời kêu gọi của Nhóm Kêu Gọi. Điều đó nói lên rằng, nước Việt Nam là của người Việt Nam, do người Việt Nam làm chủ, không có thế lực thù địch và lực lượng tay sai cho Trung Quốc nào có thể khuất phục được lòng tự tôn dân tộc, ý chí bảo vệ non sông đất nước Việt Nam của ngươi Việt Nam có từ hàng ngàn đời nay truyền lại.

Nước Việt Nam đang như một chiêc lá mỏng rơi nghiêng

Bà Đầm Xòe | Dân Luận





Nhà thơ Trần Đăng Khoa từ những năm 70 của thế kỷ trước có câu thơ: “Tiếng rơi rơi mỏng như là rơi nghiêng”. Nghĩa là cái lá ấy mỏng rơi xuống đất không có một tiếng động nào vì nó rơi nghiêng.
Đất nước ta, tôi thấy, cũng đang như một chiếc lá mỏng không trọng lượng rơi nghiêng. Nghĩa là, độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước cứ lệ thuộc dần, mất dần từng bước bởi Trung Quốc. Nó cũng còn có nghĩa là, Trung Quốc muốn làm gì trên đất nước ta cũng đều được cả. Tính độc lập tự chủ của nước Việt Nam chỉ còn có vật nài Trung Quốc “nhóm tay làm phúc” nữa mà thôi. Ông Trần Đại Quang, đại tướng, chủ tịch nước Việt Nam, hôm 11/5/2017, tại Bắc Kinh đã chính thức vật nài như vậy khi ông nói: “Mong rằng Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam nên quan tâm hơn đến môi trường của Việt Nam”. 

LỜI KÊU GỌI THÀNH LẬP HỘI CHỐNG HIỂM HOẠ TRUNG QUỐC

I. LỜI KÊU GỌI
Kính thưa 97 triệu người Việt Nam đang sinh sống trong nước và ngoài nước!
Hàng ngàn năm nay giặc phương Bắc luôn nuôi dã tâm thôn tính nước Việt Nam ta.
Nước Việt Nam ta đã trải qua hai thời kỳ Bắc thuộc với 21 cuộc xâm lăng của giặc phương Bắc. Thật khó tưởng tưởng, có nơi nào trên đất nước Việt Nam ta lại không chất chứa tầng tầng lớp lớp máu xương của người Việt Nam; lại không có sự dày xéo bởi gót chân xâm lược của giặc phương Bắc.
Người Việt Nam ta, có người nào, dòng họ nào lại không có trong máu, trong tim những máu, những nhịp đập chống giặc phương Bắc của cha ông truyền lại. Có người nào, dòng họ nào lại có thể quên giặc phương Bắc là kẻ thù vừa truyền kiếp, vừa trực tiếp, vừa nguy hiểm. Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã khắc cốt ghi tâm: không thể đội trời chung, không bao giờ được phép lơ là mất cảnh giác với giặc phương Bắc.