Kiêm tính – bản năng
và lẽ sống của người Hán
Tuy
vẫn còn những tranh cãi về nguồn gốc của người Hán, nhưng hầu như tất cả các
nhà nghiên cứu đều thống nhất ở một điểm quan trọng: đây là một dân tộc mà
“kiêm tính” (hay thôn tính: tức xâm chiếm, cướp đoạt đất đai của người khác và
biến thành của mình) đã trở thành một thứ bản năng hay một lẽ sống từ hàng ngàn
năm nay. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung Hoa Đại Hán là lịch sử của
những cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính lãnh thổ và đồng hoá các dân tộc
khác.
Đối
nghịch với Trung Quốc, lịch sử Việt Nam là lịch sử của công cuộc dựng nước và
giữ nước. Và đối tượng mà người Việt Nam thường xuyên phải đương đầu để bảo vệ
đất nước chẳng phải khác mà chính là người láng giềng phương bắc kia.
Hơn hai thế kỷ trước, Napoleon Bonaparte từng nói: “Trung Hoa là một con sư tử đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, bởi khi thức giấc, nó sẽ làm thế giới rung chuyển.” Và sau “thế kỷ ô nhục” kéo dài từ thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thời kỳ mà Trung Quốc hết bị phương Tây xâu xé lại đến Nhật Bản xâm lược, đường lưỡi bò do chính quyền Tưởng Giới Thạch tưởng tượng ra trên Biển Đông đã đánh dấu sự thức tỉnh của con sư tử Trung Quốc ngay khi quốc gia này còn đang trong cơn biến loạn của cuộc nội chiến quốc - cộng.
Hơn hai thế kỷ trước, Napoleon Bonaparte từng nói: “Trung Hoa là một con sư tử đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, bởi khi thức giấc, nó sẽ làm thế giới rung chuyển.” Và sau “thế kỷ ô nhục” kéo dài từ thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thời kỳ mà Trung Quốc hết bị phương Tây xâu xé lại đến Nhật Bản xâm lược, đường lưỡi bò do chính quyền Tưởng Giới Thạch tưởng tượng ra trên Biển Đông đã đánh dấu sự thức tỉnh của con sư tử Trung Quốc ngay khi quốc gia này còn đang trong cơn biến loạn của cuộc nội chiến quốc - cộng.
Mao
Trạch Đông từng khẳng định trong một cuộc họp của Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Châu
Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Một
vùng như Đông Nam Châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn
kém cần thiết để chiếm lấy…”
Năm
2009, một viên tướng Trung Quốc thẳng thừng đề nghị với Mỹ là nên “chia đôi Thái Bình Dương” với họ. Và đến năm 2015, Hoàn
Cầu Thời Báo, một ấn phẩm của Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của
ĐCSTQ, đã lên tiếng đòi Trung Quốc phải chuẩn bị chiến tranh “hất cẳng” Mỹ để trở thành bá chủ thế giới.
Chiến lược thôn tính Việt Nam của Trung Quốc
Trung
Quốc chưa bao giờ nguôi dã tâm thôn tính Việt Nam. Ngay trong thời kỳ “trăng mật”
của mối quan hệ Việt—Trung “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, họ đã lợi dụng việc
vẽ bản đồ giúp Việt Nam để dịch chuyển đường biên giới; lợi dụng việc đưa quân
sang giúp Việt Nam làm đường để tàn phá di tích, cảnh quan và long mạch của Việt Nam,
v.v. Tháng 6/2014, khi nói chuyện với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Ngoại trưởng TQ
Dương Khiết Trì thậm chí còn thúc giục “đứa con hoang đàng” Việt Nam trở về nhà.
Để
tiến tới ngôi vị bá chủ thế giới, hướng bành trướng khả dĩ nhất của Trung Quốc
là về phía Nam, nơi Việt Nam là chướng ngại đầu tiên cần phải vượt qua. Điều
này càng khiến họ quyết tâm thôn tính dải đất hình chữ S. Vì thế, song song với kế hoạch thôn tính Việt Nam về kinh tế và văn hoá, các ông chủ Trung Nam Hải đã đề ra kế hoạch thôn tính Việt Nam về quân
sự.
Rút
kinh nghiệm từ các cuộc xâm lược trong quá khứ, mà gần nhất là cuộc chiến tranh
biên giới năm 1979, Trung Quốc đang hướng đến một cuộc chiến với Việt Nam mà
các mũi tấn công chủ yếu không chỉ nằm ở biên giới phía Bắc như trước kia. Với
điều kiện của kỹ thuật chiến tranh hiện đại, đặc biệt là khai thác triệt để các
nhân tố Trung Quốc trong ban lãnh đạo Việt Nam—Lào—Campuchia, chiến lược của Bắc
Kinh là tạo ra nhiều gọng kìm hòng bao vây và siết chặt Việt Nam từ mọi phía:
biên giới phía bắc, biên giới Lào—Việt, biên giới Campuchia—Việt Nam, Biển Đông
và vùng duyên hải Việt Nam. Một khi chiến lược này triển khai thành công, Trung
Quốc chưa đánh đã thắng. Đó là chính kế thượng sách của họ.
Để
hiện thực hoá mưu đồ này, một mặt trung Quốc tìm cách chiếm lĩnh những vị trí
xung yếu về an ninh – quốc phòng dọc theo bờ biển Việt Nam thông qua các dự án
kinh tế trá hình, chẳng hạn như ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân, Đà Nẵng hay Vĩnh Tân (Bình Thuận), v.v. Đây
là những địa điểm vừa thuận tiện cho việc đổ bộ, vừa thuận lợi cho việc chia cắt
Việt Nam thành nhiều phần. Mặt khác, họ thuê các khu rừng đầu nguồn ở các tỉnh
xung yếu giáp biên giới Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia, đồng thời thiết
lập các căn cứ quân sự trá hình trên đất Lào và Campuchia, gần biên giới Lào—Việt
và Campuchia—Việt Nam.
Trên
Biển Đông, sau khi đã nuốt chửng Hoàng Sa và một phần Trường Sa, họ thực thi kế
sách “tằm ăn dâu” hòng gặm nhấm dần Trường Sa, đồng thời quân sự hoá các đảo
trên Biển Đông để hình thành các căn cứ quân sự liên hoàn nhằm bao vây Việt Nam
và khống chế hoàn toàn Biển Đông. Khi thời cơ đến – Việt Nam suy yếu hoặc xẩy
ra chính biến; tinh thần phản kháng của người Việt bị vô hiệu trong bối cảnh
ban lãnh đạo Việt Nam bị Bắc Kinh khống chế, thao túng và ra sức đàn áp nhân
dân, v.v. – họ sẽ ra tay thâu tóm nốt phần còn lại ở Trường Sa.
Từ
năm 2010, các doanh nghiệp của Hồng Kông và Đài Loan - Trung Quốc đã thuê dài hạn (50–70 năm) trên 264 ngàn ha đất rừng đầu nguồn tại một loạt tỉnh như
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum
và Bình Dương... để trồng rừng nguyên liệu; 87% con số này nằm ở những vị trí
xung yếu hay giáp biên giới.
Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tuỳ viên quân
sự ĐSQ Việt Nam tại Bắc Kinh, nhận định: “Trung Quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường
đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ
Vân Nam đi dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà ở đoạn cuối Tây Nguyên thì
Campuchia và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất
của họ... Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược
và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ các hành
lang quan trọng của bán đảo Đông Dương.”
Hiểm
hoạ Trung Quốc ở Bình Định
Vừa
qua, trong một dịp đi tìm hiểu tình hình thực tế tại Khu kinh tế Nhơn Hội,
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi lại phát hiện ra những mầm mống của
hiểm hoạ Trung Quốc đang rình rập nơi đây.
Khu
kinh tế Nhơn Hội được thành lập theo Quyết định số 141/2005/QĐ-TTg ngày
14/6/2005 của Thủ Tướng Chính phủ, với diện tích khoảng 12.000ha. Phía bắc khu
kinh tế giáp núi Bà, xã Cát Hải, huyện Phù Cát; phía nam và phía đông giáp Biển
Đông; phía tây giáp đầm Thị Nại.
Đây
là một vị trí quan trọng về mặt chiến lược bởi (i) Nhơn Hội nằm ngay bên bờ Biển
Đông, địa điểm nhạy cảm về an ninh quốc phòng; (ii) Quy Nhơn là một thành phố lớn
và quan trọng ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ; (iii) từ Nhơn Hội có quốc lộ 19B nối
liền với ba vị trí chiến lược ở Tây Nguyên là thị xã An Khê (cách 79km), thành
phố Pleiku (cách 170km) và thành phố Kon Tum (cách 215km). Cảng Quy Nhơn, chỉ
cách KKT Nhơn Hội vài km, là cửa ngõ giao thương quan trọng nhất của khu vực Miền
Trung và Tây Nguyên. Năm 2014, lượng hàng hoá bốc dỡ ở càng này lớn hơn bất
cứ cảng nào ở Trung Bộ. Theo quy hoạch của
chính phủ, tới năm 2020, Nhơn Hội sẽ có cảng nước sâu.
Với
việc Bình Định và Kon Tum nằm trong số những địa phương mà người Trung Quốc nhắm
đến để thuê đất rừng dài hạn và việc Trung Quốc đã thuê đất lâu dài ở khu vực
biên giới Lào—Việt và Campuchia—Việt Nam tiếp giáp với Tây Nguyên, Quy Nhơn và đặc
biệt Nhơn Hội rõ ràng là đã lọt vào “mắt xanh” của các ông chủ Trung Nam Hải từ
lâu. Nếu thiết lập được căn cứ ở đây thì khi chiến sự nổ ra, với lực lượng tại
chỗ, lực lượng đổ bộ và lực lượng nằm vùng gần biên giới, họ sẽ dễ dàng thực hiện
được ý đồ kiểm soát Tây Nguyên, nóc nhà Đông Dương, và chia cắt Việt Nam thành
2 phần ở khu vực này. Dĩ nhiên, dự án Bauxite Tây Nguyên cùng quả bom nổ chậm
mang tên “bùn đỏ” cũng là những vũ khí hết sức lợi hại của họ.
Sau
hơn 10 năm thành lập, đến nay cả Khu kinh tế Nhơn Hội mới chỉ có 6 doanh nghiệp
hoạt động, mà 3 trong số đó là của… Trung Quốc: Cty TNHH MTV Hong Yeung Việt
Nam, Cty CP Vật liệu Xây dựng Baoercheng Nam Dương Việt Nam và Cty TNHH Sinh
hoá Minh Dương Việt Nam.
Người Trung Quốc đã xuất hiện ở đây từ khi khu kinh tế mới
ra đời. Đó là Cty TNHH MTV Hong Yeung Việt Nam – hoạt động từ ngày
01/03/2007. Công ty này hiện là chủ của 700ha mặt bằng khu công nghiệp trong Khu
kinh tế Nhơn Hội. Cả Cty Baoercheng Nam Dương và Cty Minh Dương đều thuê
đất của Cty Hong Yeung.
Bên trái giáp đầm Thị Nại, bên phải giáp
Biển Đông, “lãnh thổ” của người Trung Quốc bắt đầu từ đây và kéo dài hơn 7km về
phía bắc trong Khu kinh tế Nhơn Hội
“Lãnh thổ” 700ha kéo dài 7km của người
Trung Quốc nhìn từ cầu Thị Nại: trước mặt là đầm Thị Nại, bên kia dãy núi là Biển
Đông.
Cty Sinh hoá Minh Dương Việt Nam rộng
20ha, nằm dưới chân núi Phương Mai, bên kia dãy núi là Biển Đông. Kiểm soát được
các điểm cao trên dãy núi này sẽ khống chế được một vùng rộng lớn, kể cả Cảng
Quy Nhơn.
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng
nhựa UPVC của Cty Baoercheng Nam
Dương nằm sâu phía trong trạm gác này nên chúng tôi thể không tiếp cận.
Nhà máy Sinh hoá
Minh Dương khởi công tháng 9/2010; hoàn thành giai đoạn 1 tháng 10/2012; hoàn
thành giai đoạn 2 và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 3/2015. Giống như tất
cả các “dự án kinh tế” của Trung Quốc ở Việt Nam, Cty Minh Dương cũng do một nhà
thầu Trung Quốc xây dựng – đó là Tập đoàn Xây dựng Công trình Quảng Tây, một doanh nghiệp có
“truyền thống” đưa người Tàu vào làm chui tại Việt Nam, dù thuê người Việt thì chi
phí rẻ hơn rất nhiều.
Anh Võ Khắc Bình ở
xã Nhơn Lý, người từng làm công nhân xây dựng cho Cty Minh Dương cho chúng tôi
biết, các công trình, đặc biệt là nền sân—nhà—xưởng của công ty được xây dựng hết
sức kiên cố. Cách nền khoảng 1m là hệ thống đường hầm dày đặc, với những đường
hầm rộng 2m, cao hơn 1m, được đổ bê-tông 4 mặt dày hơn 30cm. Bản thân anh cũng
không nắm được hết các đường hầm, mà chỉ biết chỗ anh làm. Theo anh, các đường
hầm này đủ sức chịu được bom đạn.
Anh Võ Khắc Bình (trái) và tác giả
Một người dân xã
Nhơn Lý khác là anh Lê Văn Quốc từng làm bảo vệ cho Cty Minh Dương một năm rưỡi.
Anh cho biết, giai đoạn mới khởi công, ông giám đốc công ty đã mấy lần dẫn cả bộ
sậu cầm cờ Trung Quốc đi tìm hiểu mọi ngóc ngách của dãy núi Phương Mai cũng
như vùng biển dưới chân núi. Nhân viên Việt Nam được tuyển chọn hết sức khắt
khe; bất kỳ ai có người nhà dính dáng tới chính quyền đều không được nhận vào
làm việc. Họ giám sát nhân viên rất chặt chẽ. Ai làm ở bộ phận nào chỉ được biết
bộ phận ấy. Hễ thấy ai hơi tò mò một chút thôi là họ cho nghỉ việc ngay lập tức.
Trong tương lai,
người Trung Quốc sẽ kéo đến Bình Định ngày một nhiều, bởi theo báo Sài Gòn Giải Phóng, Cty Minh Dương “là dự án đầu tiên của Tập
đoàn Nông Khẩn đầu tư vào Bình Định theo Bản Hợp tác ký kết giữa tỉnh Bình Định
và tỉnh Quảng Tây, mở ra trang mới về hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh trong thời
gian tới.”
Đặc biệt, trong
chuyến thăm và làm việc tại Bình Định cuối tháng 4/2015, Phó Bí thư Khu uỷ Khu
tự trị Dân tộc Choang – Quảng Tây Nguỵ Triều An còn đề xuất: “Hai tỉnh Quảng Tây và Bình Định cần kết
nghĩa với nhau nhằm tăng cường quan hệ, mở rộng hợp tác đầu tư, giao lưu kinh
tế, văn hóa, giáo dục… trong thời gian tới”. Lãnh đạo tỉnh Bình Định thì “ghi
nhận, cảm ơn ý kiến đề xuất kết nghĩa giữa hai tỉnh của ông Nguỵ Triều An; cho
rằng đây là điều kiện thuận lợi để hai tỉnh mở rộng hợp tác đầu tư trong
thời gian tới. (…) đồng thời, mong muốn Phó Bí thư Khu ủy Quảng Tây giới thiệu,
mời gọi các doanh nghiệp ở Quảng Tây sang hợp tác đầu tư tại Bình Định”.
Chưa hết, hiểm hoạ
Trung Quốc ở Bình Định còn tiềm ẩn trong một đại dự án sắp triển khai khác. Ngày
2/12/2014, Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã quyết định bổ sung Dự án Tổ hợp Lọc hóa dầu Nhơn Hội
(Victory) vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến 2015 và định hướng
đến 2025. Đây là dự án do Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) làm chủ đầu tư, tổng
vốn đầu tư giai đoạn 1 lên tới 22 tỷ USD. Theo kế hoạch, Dự án Lọc hóa dầu
Victory sẽ được khởi công xây dựng vào quý I năm 2017 và vận hành quý I năm 2021.
Vấn đề nằm ở chỗ,
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PTT Pailin Chuchottaworn là một người Thái gốc Hoa, trong khi các tỷ phú người Hoa ở Thái Lan thường
liên hệ mật thiết với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Đại dự án nằm trên diện tích hàng
ngàn ha này hoàn toàn có thể trở thành một Formosa Hà Tĩnh thứ 2 ở địa bàn chiến lược Nam Trung Bộ, bởi
việc sang nhượng cổ phần vừa không thể cấm đoán, vừa khó kiểm soát, trong khi
PTT chỉ thu xếp được 5/22 tỷ USD tổng vốn đầu tư. Chưa kể, dự án lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải – “cha đẻ”
của những hiểm hoạ Trung Quốc như Formosa Hà Tĩnh, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân hay 264 ngàn ha rừng đầu nguồn, v.v. – bất chấp những quan ngại của giới chuyên gia về tình trạng “bội thực”
các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam cũng như nguy cơ ô nhiễm môi trường và hiệu quả
kinh tế thấp của chúng.
Trung Quốc mà không
mưu toan xâm lược, thôn tính nước khác thì họ không còn là chính họ. Nhưng với
chúng ta, nếu không lên tiếng và hành động để tự cứu lấy mình thì còn chờ ai?
*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng
*Bài liên quan: Trung tướng Đặng Quốc Bảo đã cảnh báo các nhà lãnh đạo VN những gì về hiểm hoạ Trung Quốc?
Nguồn: VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét