Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

TQ điều không quân, hải quân cùng tàu sân bay ồ ạt ra Biển Đông: Thực hiện tuyên bố của Tập Cận Bình?


Hải Võ  
Các nguồn tin của Thời báo Hoàn Cầu hé lộ, tàu sân bay Liêu Ninh có thể tham gia cuộc trận quân sự đầu tiên trên biển Đông của quân đội nước này trong năm 2018.
Hải quân, không quân Trung Quốc đồng loạt thông báo tập trận
Không quân Trung Quốc (PLAAF) ngày 25 khởi động các cuộc huấn luyện quân sự mùa xuân, trong đó không quân tổ chức tập luyện bay ở Tây Thái Bình Dương, và tiến hành tập trận tuần tra chung trên Biển Đông.
Theo phát ngôn viên Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa, cuộc tập trận có sự tham gia của các máy bay ném bom H-6K cùng chiến đấu cơ Su-30, Su-35.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Trung Quốc tập trận trên Biển Đông, ngang nhiên nói chuẩn bị chiến tranh


Bảo Hạnh   
(NLĐO) - Không quân Trung Quốc thông báo tiến hành tập trận trên biển Đông và nói rằng cuộc tập trận chuẩn bị cho chiến tranh trong tương lai
Theo thông báo ngày 25-3, Không quân Trung Quốc tổ chức một đợt tập trận mới ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương sau khi đi qua các quần đảo phía Nam Nhật Bản.
Trong thông báo, lực lượng không quân Trung Quốc cho biết máy bay ném bom H-6K, chiến đấu cơ Su-30 và Su-35 cùng các loại máy bay khác tiến hành tuần tra chiến đấu trên biển Đông và tập trận ở Tây Thái Bình Dương sau khi đi qua eo biển Miyako nằm giữa 2 quần đảo phía Nam Nhật Bản.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Tập Cận Bình muốn Trung Quốc quyết chiến để lấy lại vị thế xứng đáng


Trung Hiếu  
VOV.VN - Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sẵn sàng tiến hành “trận chiến máu lửa” chống lại mọi kẻ thù, quyết tâm lấy lại vị thế cho nước này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 20/3 đã có một bài phát biểu đầy tự tin và đậm chất dân tộc chủ nghĩa, trong đó ông nhấn mạnh đến khát khao của Trung Quốc lấy lại “vị trí xứng đáng của mình trên thế giới”.
Phát biểu tại lễ bế mạc Quốc hội Trung Quốc khóa 13, ông Tập nói rằng việc hồi sinh dân tộc Trung Hoa đã trở thành giấc mộng lớn nhất của nhân dân Trung Quốc.
Ông Tập phát biểu: “Chúng ta quyết tâm phát động trận chiến máu lửa chống lại các kẻ thù... bằng một quyết tâm mạnh mẽ để lấy lại vị thế của chúng ta trên thế giới”.
Bài diễn văn trên xuất hiện sau khi Quốc hội Trung Quốc đã sửa đổi Hiến pháp nước này, xóa bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ liên tiếp đối với Chủ tịch nước.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

"Ngoại giao bẫy nợ" của Trung Quốc


Phương Võ 
Pakistan và Nepal từng từ chối các khoản vay hạ tầng của Trung Quốc để chuyển sang dùng các nguồn tài trợ khác
Vào năm ngoái, chính phủ Sri Lanka buộc phải cho các công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc thuê cảng biển nằm ở vị trí chiến lược tại thị trấn Hambantota trong 99 năm sau khi không thể trả được khoản vay hơn 1 tỉ USD để phát triển nó.
Cảnh báo của Mỹ
Giờ đây, Djibouti, nơi đặt căn cứ chính của quân đội Mỹ ở châu Phi, có thể sắp phải làm điều tương tự với một cảng quan trọng khác và Washington dĩ nhiên không vui về điều này. Bắc Kinh "thúc đẩy sự phụ thuộc bằng các hợp đồng mập mờ, hoạt động vay mượn kiểu "săn mồi" và những giao dịch mờ ám đẩy các quốc gia vào cảnh nợ nần và mất chủ quyền" - Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nhận định hôm 6-3 trước khi lên đường công du châu Phi. 

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

‘Vành đai - Con đường’ hay chiếc vòng kim cô của Trung Quốc?


Bình An  
TTO - Để thực thi phát triển kinh tế cùng thế giới, Trung Quốc đưa ra những khoản đầu tư tưởng chừng béo bở nhưng hiện có 8 nước bên bờ vực vỡ nợ vì ‘Vành đai, Con đường’, trong đó có cả Lào.
Những năm gần đây người ta chứng kiến sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc "càn quét" mạnh mẽ qua từng ngõ ngách của các quốc gia Á - Phi - Âu với một loạt dự án hạ tầng được khởi động.
Nhưng đi cùng với nó là cảnh điêu đứng của một loạt đối tác, từ việc Sri Lanka bàn giao cảng nước sâu, 3 dự án đường ở Pakistan bị dừng đột ngột, cho đến cả núi nợ của Maldives… Đó là một phần trong bức tranh "bẫy nợ" mà Bắc Kinh giăng ra. 

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Báo Bắc Kinh tiết lộ: TQ nêu kế hoạch đánh chiếm Trường Sa từ thời Cách mạng Văn hóa


Thủy Thu 
Lưu Hoa Thanh đã đề xuất tấn công Trường Sa trước khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc.
LTS: Tháng 3/1988, Trung Quốc đã tấn công quân sự, chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Trận chiến đã khiến 64 chiến sỹ Việt Nam hy sinh anh dũng.
Điều đáng nói, Bắc Kinh đã lợi dụng danh nghĩa khảo sát hải dương để trá hình cho sự hiện diện quân sự ở biển Đông, cho cuộc tấn công dưới sự chỉ huy chính của viên tướng Lưu Hoa Thanh.
Nội dung bài viết dưới đây được chúng tôi tổng hợp từ Tạp chí Dangshi Bolan, thuộc Văn phòng nghiên cứu sử đảng tỉnh ủy Hải Nam và Báo Thanh niên Bắc Kinh, thuộc quản lý của cơ quan trung ương đoàn thanh niên ĐCSTQ.

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

Cán cân quân sự Biển Đông dịch chuyển, ý đồ Trung Quốc và kế sách Mỹ-Nhật



HỒNG THỦY 
(GDVN) - Tướng Yōji Kōda nhận định, cán cân sức mạnh quân sự trên Biển Đông nghiêng hẳn về phía Trung Quốc và mất cân bằng nghiêm trọng.
VOA tiếng Trung Quốc ngày 9/3 đưa tin, trong tháng này Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng cường thêm 1 tùy viên quân sự thường trú tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Philippines và Việt Nam.
Ngoài ra, dự kiến trong năm nay Nhật Bản cũng sẽ phái thêm 2 tùy viên quân sự sang Malaysia.
Những động thái này được cho là để giúp các nước ven Biển Đông, đồng thời thu thập và phân tích tin tức tình báo về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên vùng biển này.

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Trung Quốc mưu biến Biển Đông thành “pháo đài” tàu ngầm hạt nhân



Đặng Phương Thảo 
VietTimes -- Về công nghệ, Trung Quốc có thể đang phát triển một phiên bản mới của tàu ngầm Type 094 hoạt động yên tĩnh hơn cùng tên lửa đạn đạo với tầm bắn xa hơn cho tàu ngầm này dựa trên tên lửa JL-2. Và Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch cho một thế hệ tàu ngầm hạt nhân (SSBN) tiếp theo được trang bị tên lửa đạn đạo thế hệ mới JL-3, National Interest cho biết.
Trong 3 năm trở lại đây, khả năng răn đe hạt nhân trên biển của Trung Quốc đã được cải thiện rõ rệt, bắt đầu với việc lần đầu tiên triển khai tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân vào năm 2014.
Gần đây nhất, một phân tích do AllSource Analysis tiến hành đã tiết lộ có 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Tấn (Type 094) tại căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam. Điều này hỗ trợ báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ rằng Trung Quốc có ít nhất 4 tàu ngầm SSBN Type 094.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Tự thú trước bình minh: Tôi từng ‘tiếp tay’ cho người TQ làm điều khó hiểu



Trần Thanh Ngọc 
(NLĐO) – LTS. Liên quan đến việc người Trung Quốc lách luật “bám” Nha Trang mà Báo Người Lao Động đã phản ánh, chúng tôi vừa nhận được ý kiến của một người trong cuộc. Chị từng đứng tên cho người Trung Quốc kinh doanh trên đất Việt mà không rõ họ kinh doanh gì. Giờ, chị đã nghỉ vì cảm thấy bất an. Chị chia sẻ với Báo Người Lao Động vì không muốn thêm ai dẫm lên bước chân của mình, tiếp tay cho người Trung Quốc.
Hai vợ chồng tôi từ miền Bắc vào TP Nha Trang (Khánh Hòa) sinh sống. Với vốn tiếng Trung kha khá của mình, tôi được rất nhiều nhà hàng, cửa hiệu chào đón về làm việc và cũng nhận được nhiều lời mời từ những người Trung Quốc (TQ) đứng tên hộ với thù lao cao để họ mua nhà, đất ở TP Nha Trang.

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

Choáng với các ‘khu phố Tàu’ ven biển Miền Trung



Nguyễn Hoàng   
Thời gian gần đây, người Trung Quốc đến các tỉnh thành ven biển từ Đà Nẵng đến Khánh hòa mua đất xây dựng khách sạn, mở nhà hàng và hình thành nên những “khu phố tàu” sầm uất.
Chỉ cần đặt chân đến bờ biển Nha Trang (Khánh Hòa) hay Đà Nẵng, chúng ta đã đập ngay vào mắt những biển hiệu toàn tiếng Trung Quốc. Các “khu phố Tàu” sầm uất với đa số là người mang quốc tịch Trung Quốc.
Nhộn nhịp “khu phố tàu ở những thành phố biển
Tình trạng người Trung Quốc mua đất đai, nhà cửa ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) diễn ra khá phức tạp. Ông Trần Hòa Nam - Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở đang rà soát lại 173 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động có thay đổi cổ đông do chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài. Sở đang chỉ đạo Phòng Đăng ký kinh doanh rà soát có bao nhiêu doanh nghiệp đã bán cổ phần cho người Trung Quốc.