Bắc Kinh nói với Hà Nội: Biển đảo của Trung Quốc ‘từ ngàn xưa’
Ngô Đồng | 21.6.2017
Ngô Đồng | 21.6.2017
Tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương Trung
Quốc, nói với phía Việt Nam rằng “các đảo trên biển Nam Hải là của Trung Quốc từ
ngàn xưa.”
Tướng
Phạm Trường Long cầm đầu một phái đoàn quân sự cấp cao của Trung Quốc thăm Việt
Nam hai ngày 18 và 19/6/2017 trước khi tới vùng biên giới đồng chủ tọa với Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam, Ngô Xuân Lịch, “Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc
phòng biên giới Việt Nam -Trung Quốc lần thứ 4 tại tỉnh
Lai Châu (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).”
Tại
Hà Nội, ông Phạm Trường Long gặp các nhân vật cầm đầu Việt Nam gồm tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trần Đại Quang, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ
trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch.
Thông tấn xã Việt Nam có các bản tin khác nhau về cuộc gặp từng lãnh tụ Việt Nam của ông Phạm Trường Long với rất nhiều tường thuật lời nói của cả hai bên. Báo quân đội Trung quốc chỉ có một bản tin duy nhất viết về các cuộc gặp mặt đó. Điều đáng để ý nhất là lời tuyên bố của ông Phạm Trường Long xác định chủ quyền của Trung Quốc về các đảo trên Biển Đông (ám chỉ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền.
Thông tấn xã Việt Nam có các bản tin khác nhau về cuộc gặp từng lãnh tụ Việt Nam của ông Phạm Trường Long với rất nhiều tường thuật lời nói của cả hai bên. Báo quân đội Trung quốc chỉ có một bản tin duy nhất viết về các cuộc gặp mặt đó. Điều đáng để ý nhất là lời tuyên bố của ông Phạm Trường Long xác định chủ quyền của Trung Quốc về các đảo trên Biển Đông (ám chỉ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền.
Trong
đoạn tin thuật lại cuộc gặp mặt ông bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch,
lời ông Phạm Trường Long được báo Quân đội Trung Quốc kể lại là “Tái khẳng định
lập trường của Trung Quốc về vấn đề Nam Hải và nhấn mạnh rằng các đảo tại Nam Hải
là của Trung Quốc từ ngàn xưa.”
Ông
Phạm Trường Long còn nói thêm là “Tình hình hiện nay ở Nam Hải ổn định, mà (đạt
được như vậy) không dễ dàng và nên gìn giữ lấy.” Ông ta còn “thúc giục cả hai
bên tuân thủ những sự đồng thuận đã được lãnh đạo hai đảng Cộng Sản và hai nước
đạt được, nâng tầm trao đổi liên lạc chiến lược, kiểm soát đúng cách các khác
biệt và duy trì tổng thể quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và hòa bình ổn định trên
Nam Hải.”
Đây
là lần đầu tiên người ta thấy một chức sắc cấp cao của Trung Quốc nói với một
chức sắc cấp cao của Việt Nam như thế và được báo chí Trung Quốc thuật lời. Tháng
9 năm 2015, khi đến Hoa Thịnh Đốn, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nói những
lời tương tự như vậy khi bị báo chí chất vấn.
Trong
khi thuật lời ông Phạm Trường Long như trên, báo Quân đội Trung Quốc thuật lời
ông Ngô Xuân Lịch là “nêu những tiến bộ quan trọng trong mối quan hệ giữa quân
đội hai nước Việt Nam và Trung Quốc những năm gần đây và sự hợp tác lành mạnh về
phòng vệ biên giới, hoạt động bảo vệ hòa bình thế giới, tìm kiếm và cứu nạn
trên biển. Quân đội Việt Nam hy vọng làm sâu sắc hơn sự hợp tác và liên lạc
thông tin với đối tác Trung Quốc, đồng thời tiếp tục truyền thống đoàn kết và hữu
nghị.”
Trong
khi đó TTXVN kể lại cuộc họp giữa Bộ trường Quốc phòng Ngô Xuân Lịch với phái
đoàn ông Phạm Trường Long thì viết “Đại tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định, Quân ủy
Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam hết sức coi trọng chuyến thăm Việt Nam lần
này của Thượng tướng Phạm Trường Long và đoàn; coi đây là một sự kiện chính trị
quan trọng, bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa nhân dân và quân đội
hai nước.”
TTXVN
kể rằng, “Tại hội đàm, hai bên trao đổi tình hình quốc tế, khu vực và những vấn
đề cùng quan tâm; đánh giá kết quả hợp tác giữa quân đội hai nước thời gian
qua, thống nhất nội dung, biện pháp hợp tác trong thời gian tới nhằm triển khai
hiệu quả Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025 mà hai bên
đã ký kết vào tháng 1/2017. Kết thúc hội đàm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Thượng
tướng Phạm Trường Long đã chứng kiến ký kết Thỏa thuận hợp tác đào tạo giữa Bộ
Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc.”
Ông
Ngô Xuân Lịch có nói gì với ông Phạm Trường Long về vấn đề chủ quyền biển đảo của
Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hay không, không thấy nói
gì trong bản tin của TTXVN. Chỉ thấy trong bản tin của TTXVN viết về cuộc gặp mặt
giữa ông Phạn Trường Long với ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mà ông thủ tướng của
Việt Nam “nhấn mạnh đến tình hữu nghị truyền thống, gắn bó có từ lâu đời giữa
hai Đảng, nhân dân hai nước.”
Ông
Phúc “Đánh giá cao kết quả hội đàm giữa Thượng tướng Phạm Trường Long và Đại tướng
Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng hoan nghênh Quân ủy Trung
ương hai nước thiết lập cơ chế hợp tác, triển khai toàn diện Tuyên bố Tầm nhìn
chung về Hợp tác quốc phòng đến năm 2025.”
Bản
tin của TTXVN kể rằng “Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường
Long cho biết, mục đích chuyến thăm lần này của Đoàn nhằm tiếp tục thực hiện nhận
thức chung quan trọng của lãnh đạo Cấp cao hai nước; thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu
nghị Việt-Trung ngày càng phát triển toàn diện.”
Một
điểm đặc biệt được TTXVN kể trong bản tin là “Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh
tình hình quốc tế hết sức phức tạp, Việt Nam và Trung Quốc cần đẩy mạnh hợp
tác, cảnh giác trước những âm mưu chia rẽ quan hệ hai Đảng, hai nước.”
Còn
về vấn đề Biển Đông thì “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí với Thượng tướng
Phạm Trường Long không để vấn đề biển Đông mà ảnh hưởng đến quan hệ hai nước;
mong muốn Quân đội hai nước đi đầu trong việc cùng nhau gìn giữ tình hữu nghị,
tuân thủ quy định của pháp luật quốc tế, UNCLOS 1982, thực hiện hiệu quả Tuyên
bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển
Đông (COC), tích cực đóng góp cho việc ổn định tình hình, hợp tác và phát triển.”
Cùng
ngày các lãnh tụ Việt Nam tiếp phái đoàn Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc của ông
Phạm Trường Long, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một phụ bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo ở
Bắc Kinh có bài bình luận cảnh cáo Việt Nam đừng dựa vào các thế lực bên ngoài
khu vực để chống lại Trung Quốc ở trên biển.
Tờ
Hoàn Cầu Thời Báo liệt kê những diễn biến xảy ra thời gian gần đây như Mỹ chuyển
giao cho Việt Nam 6 tàu tuần cao tốc cỡ nhỏ và một tàu tuần cỡ lớn, Nhật Bản cấp
tín dụng cho Việt Nam đóng một số tàu Cảnh Sát Biển là những thí dụ không “tử tế.”
Nguồn:
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét