RFA | 30.6.2017
Ba đảo nhân tạo lớn nhất mà Trung
Quốc bồi đắp lên tại khu vực Trường Sa nay sẵn sàng để được bố trí các trang
thiết bị quân sự như bệ phóng tên lửa…
Nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải
AMTI thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS) tại thủ đô
Washington DC của Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo gần đây và được truyền
thông quốc tế loan đi vào cuối tháng 6.
Theo đó thì hoạt động xây dựng tại ba đá Subi, Vành Khăn và Chữ Thập thuộc Trường Sa với những công sự phòng thủ, đài radar, cơ sở hải quân, không quân… gần như hoàn thành. Bắc Kinh nay có thể bố trí những thiết bị quân sự gồm máy bay chiến đấu, dàn phóng tên lửa di động bất cứ lúc nào.
Theo đó thì hoạt động xây dựng tại ba đá Subi, Vành Khăn và Chữ Thập thuộc Trường Sa với những công sự phòng thủ, đài radar, cơ sở hải quân, không quân… gần như hoàn thành. Bắc Kinh nay có thể bố trí những thiết bị quân sự gồm máy bay chiến đấu, dàn phóng tên lửa di động bất cứ lúc nào.
AMTI còn lưu ý những công trình
ngầm chắc hẳn được xây dựng để chứa đạn dược và những trang thiết bị khác.
Theo nhận định của AMTI thì với 3
căn cứ không quân tại Trường Sa cùng một căn cứ khác trên đảo Phú Lâm thuộc
Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ đủ khả năng cho máy bay quân sự quần thảo khắp khu vực
Biển Đông.
Còn Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ trong
phúc trình thường niên năm nay gửi Quốc hội nêu rõ mặc dù hoạt động cải tạo và
xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc không củng cố về mặt pháp lý cho tuyên bố
chủ quyền của Bắc Kinh cũng như tạo thêm bất cứ lãnh hải mới nào cho Trung Quốc
tại khu vực Biển Đông; nhưng nước này có thể sử dụng những thực thể tạo nên ở
đó làm căn cứ quân sự cũng như dân sự nhằm gia tăng sự hiện diện, nâng cao khả
năng kiểm soát khu vực.
Hoạt động củng cố các điểm tiền
tiêu của Trung Quốc phản ánh tuyên bố chủ quyền gần như trọn Biển Đông của
Trung Quốc dù có những tranh chấp với một số nước khác trong khu vực như
Philippines, Malaysia, Việt Nam.
Vào tháng tư vừa qua, cuộc gặp
giữa hai nguyên thủ Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Florida được đánh giá dường như
hai nước xích lại gần nhau hơn; tuy nhiên thực tế cho thấy không thể thuyết
phục Bắc Kinh thay đổi chiến lược biển của họ.
Nguồn: RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét