Lê Anh Hùng | VOA
Trong
bối cảnh vụ đại thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra từ đầu tháng Tư đến
nay đang khiến hàng triệu ngư dân Miền Trung rơi vào tình cảnh sống dở chết dở,
hàng chục triệu người Việt cả trong và ngoài nước cảm thấy bất an, lo lắng thì
thông tin nhà máy giấy khổng lồ Lee & Man Việt Nam nằm ngay bên bờ sông Hậu
sắp đi vào hoạt động vào tháng Tám tới đây lại khiến công chúng đứng ngồi không
yên.
Nhà
máy giấy này là của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn
Lee & Man Paper Hongkong – Trung Quốc), với tổng mức đầu tư lên tới 1,2 tỷ
USD và nằm trong số 5 nhà máy giấy lớn nhất trên thế giới. Tổng diện tích của
nhà máy là 82,8ha, nằm trong Cụm Công nghiệp Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, tỉnh
Hậu Giang. Tổng thầu xây dựng nhà máy là Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hải Thành đến từ Thượng Hải, Trung Quốc. Thời gian thực hiện dự án là 50
năm.
Mặc
dù mới được khởi công tháng 3/2015, nhưng dự án đã được UBND tỉnh Hậu Giang cấp
giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 27/6/2007 và lễ động thổ nhà máy đã diễn ra vào ngày 6/8/2007.
Ngay
từ thời điểm đó, dự án đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, đặc biệt là Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản
Việt Nam (VASEP), khi mỗi năm nhà máy sẽ xả ra môi trường đến 28.500 tấn xút
(NaOH), đe doạ hủy hoại nguồn lợi thủy sản của sông Hậu và vùng biển phía Nam,
đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động nuôi trồng thủy sản tại khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, vùng sản xuất thuỷ sản trọng điểm của cả nước. Mới đây, VASEP lại gửi công văn tới Quốc hội và Chính phủ đề nghị “khẩn cấp chỉ đạo việc
kiểm tra, rà soát công nghệ xử lý nước thải của Dự án xây dựng nhà máy giấy của
Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam và chỉ đạo, yêu cầu đầy đủ và đồng bộ
hoạt động giám sát xả thải của nhà máy Lee & Man bao gồm cả đầu tư thiết bị,
cơ chế giám sát và thực thi.”
Điều
đáng ngạc nhiên ở đây là trong “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy
đến năm 2010” đã được Thủ tướng CP phê duyệt lại không quy hoạch xây dựng nhà
máy giấy ở Hậu Giang. Thậm chí, Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp
giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu
giấy tại khu vực ĐBSCL. Còn trong văn bản số 1311/CV-SDR do Cục trưởng Cục Lâm
nghiệp Nguyễn Ngọc Bình ký ngày 6/9/2007 thì nêu rõ “nguồn nguyên liệu gỗ rừng
trồng trong khu vực chắc chắn chỉ đáp ứng được dưới 20% công suất nhà máy.”
Trước
thực tế đó, bản thân đại diện chủ đầu tư cũng cho biết là 80% nguyên liệu của
nhà máy là giấy phế liệu nhập từ nước ngoài; 20% nguyên liệu là từ gỗ rừng trồng
trong nước.
Hậu
Giang nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung không phải là thị trường tiêu thụ
chính của một nhà máy giấy với quy mô nằm trong top 5 của thế giới. Địa điểm đặt
dự án cũng không phải là vùng nguyên liệu lớn, khi chỉ có thể cung cấp chưa đầy
20% công suất cho nhà máy; hơn 80% nguyên liệu là phế liệu phải nhập từ nước
ngoài, nghĩa là cũng rất bấp bênh. Chắc chắn, hiệu quả kinh tế mà dự án đem lại
cho chủ đầu tư sẽ thấp hơn rất nhiều so với khi đặt nó trong một vùng nguyên liệu
dồi dào hoặc trong thị trường tiêu thụ chính.
Chưa
hết, nhà máy lại nằm trong một khu vực đặc biệt nhạy cảm về môi trường, khi mà
hoạt động bình thường của nó có nguy cơ rất cao là huỷ diệt môi sinh, đe doạ
sinh kế của hàng triệu người. Về phía chủ đầu tư, nếu muốn đảm bảo các yêu cầu
nghiêm ngặt về môi trường, họ sẽ phải đầu tư rất lớn, điều mà người ta khó lòng
chờ đợi ở các ông chủ đến từ Trung Quốc. Đối với người dân và chính quyền địa
phương, nếu để xẩy ra thảm hoạ môi trường thì cái giá phải trả là không thể
đong đếm.
Kinh
tế và môi trường là hai tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá lợi ích của một dự
án, vậy mà ở đây cả hai tiêu chí này đều bị người ta xem “nhẹ tựa lông hồng”.
Lý do là vì sao? Câu trả lời nằm ở phần dưới đây.
Trong
bài “Báo động: Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải sắp trở thành căn cứ của Trung Quốc”
đăng trên VOA ngày 31/3/2016 và bài “Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu?” trên VOA ngày 11/4/2016,
chúng tôi đã cảnh báo dư luận về việc người Trung Quốc đang núp bóng các công
ty nước ngoài để âm mưu biến hai trung tâm nhiệt điện nằm ở những vị trí cực kỳ
nhạy cảm về an ninh quốc phòng này thành những căn cứ quân sự lợi hại.
Trung
tâm Nhiệt điện Duyên Hải nằm ở xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh,
ngay bên bờ Biển Đông, còn Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu thì lại nằm ở thị trấn
Mái Dầm, tỉnh Hậu Giang, tức chỉ cách Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam một
vài km. Lee & Man Việt Nam cũng xây dựng một cảng quốc tế chuyên dụng ngay bên
bờ sông Hậu.
Vị trí 3 căn cứ quân
sự trá hình của Trung Quốc trên bản đồ.
Rõ
ràng, Trung Quốc đang âm mưu biến Trung tâm NĐ Duyên Hải, Trung tâm NĐ Sông Hậu
và Nhà máy Lee & Man Việt Nam thành 3 căn cứ quân sự liên hoàn, để từ đó vừa
kiểm soát vùng biển phía nam Việt Nam vừa kiểm soát sông Hậu, tuyến giao thông
đường thuỷ huyết mạch nối liền Biển Đông đến biên giới Việt Nam - Campuchia.
Một
khi chiến sự giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra, lực lượng tại chỗ trong 3 căn
cứ này sẽ phối hợp với lực lượng đổ bộ từ biển vào và lực lượng từ bên kia biên
giới – đội quân nằm vùng của Trung Quốc hoặc quân đội của một Campuchia đang mưu
toan đòi lại Nam Bộ – đánh sang để hình thành nên một gọng kìm đe doạ chia cắt
và khống chế hoàn toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Không
còn nghi ngờ gì, giống như Formosa Hà Tĩnh ở Miền Trung, Nhà máy Lee & Man Việt Nam thực sự là một hiểm hoạ
quân sự - kinh tế - môi trường “made in China” vô cùng tai hại khác ở Miền Tây
Nam Bộ./.
* Blog của
Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý
của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là
người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.
Nguồn:
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét