Hạ Sĩ Andrew Pilieri phụ trách giám lộ ở mũi của USS San
Diego khi quân vận hạm này đang trên đường vào Cam Ranh hôm 6 Tháng Tám. Ðây là
chiến hạm đầu tiên của Hoa Kỳ chở theo thủy quân lục chiến của Lữ Ðoàn 15 Viễn
Chinh ghé vào Việt Nam. (Hình: DVIDS)
VIỆT NAM (NV) – Năm tới, một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ sẽ ghé thăm Việt Nam. Trong bối cảnh như hiện nay, yếu tố này trở thành một sự kiện nhưng sự kiện đó sẽ vô nghĩa nếu còn “ba không.”
Hiểm
họa tuy cũ nhưng hậu quả thì mới
Những thông tin liên quan đến cuộc hội đàm giữa ông James Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và ông Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam vào ngày 8 Tháng Tám, không có gì mới. Các thỏa thuận, cam kết mới nhất giữa hai bên đều là những điều đã được lập đi, lập lại suốt từ năm 2012 đến nay: Gia tăng hợp tác về quốc phòng-an ninh, gia tăng chia sẻ thông tin, hợp tác thực thi luật pháp quốc tế thông qua việc Hoa Kỳ gia tăng hỗ trợ Việt Nam nâng cao khả năng bảo vệ quyền tự do lưu thông ở Biển Ðông,…
Những thông tin liên quan đến cuộc hội đàm giữa ông James Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và ông Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam vào ngày 8 Tháng Tám, không có gì mới. Các thỏa thuận, cam kết mới nhất giữa hai bên đều là những điều đã được lập đi, lập lại suốt từ năm 2012 đến nay: Gia tăng hợp tác về quốc phòng-an ninh, gia tăng chia sẻ thông tin, hợp tác thực thi luật pháp quốc tế thông qua việc Hoa Kỳ gia tăng hỗ trợ Việt Nam nâng cao khả năng bảo vệ quyền tự do lưu thông ở Biển Ðông,…
Hàng
không mẫu hạm thì chưa nhưng các chiến hạm Hoa Kỳ đã ghé thăm Việt Nam từ lâu
và giờ thì chuyện giao lưu giữa hải quân hai bên, giữa quân nhân Hải Quân Hoa Kỳ
với công chúng Việt Nam đã trở thành hoạt động thường niên. Không chỉ thăm hỏi
lẫn nhau, Hải Quân Hoa Kỳ và Hải Quân Việt Nam còn tập luyện chung để gia tăng
sự hiểu biết, khả năng phối hợp khi cần tìm kiếm-cứu nạn, đối phó với hỏa tai xảy
ra trên các phương tiện hải hành, cách thức liên lạc lúc vô tình gặp nhau trên
biển. Rồi vài năm gần đây, năm nào cũng có chiến hạm Hoa Kỳ ghé vào quân cảng
Cam Ranh bảo trì và nhận tiếp liệu giữa các chuyến hải hành.
Sở
dĩ người ta chú ý đến cuộc hội đàm giữa ông Lịch và ông Mattis vì ông Lịch sang
Hoa Kỳ gặp ông Mattis sau khi Việt Nam đối diện với hàng loạt yếu tố bất lợi
cho mình.
Việt
Nam phải yêu cầu tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha ngưng hoạt động thăm dò-khai
thác dầu khí trong vùng thềm lục địa Việt Nam. Thiên hạ đồn rằng Việt Nam phải
đưa ra yêu cầu đó bởi Trung Quốc dọa sẽ tấn công các tiền đồn của Việt Nam ở
Trường Sa nếu tập đoàn Repsol không rời khỏi lô 136/3.
“Họa
vô đơn chí,” sau sự kiện Repsol, Việt Nam trở thành đơn độc tại Hội Nghị Ngoại
Trưởng ASEAN lần thứ 50 (AMM 50). Theo tường thuật của truyền thông quốc tế thì
lúc đầu, các ngoại trưởng ASEAN không đạt được sự đồng thuận để ra một “tuyên bố
chung.” Hai ngày sau, “tuyên bố chung” của AMM 50 được công bố và các chuyên
gia về Châu Á xem đó là một thất bại của Việt Nam. Ông Carl Thayer, một chuyên
gia Úc, lập một bảng so sánh nội dung dự thảo “Tuyên bố chung,” theo đó, đề nghị
của Việt Nam: Ðưa yếu tố ASEAN “đặc biệt lo ngại” về hoạt động của Trung Quốc ở
Biển Ðông vào “Tuyên bố chung” đã bị các thành viên khác của ASEAN gạch bỏ. Ðể
AMM 50 có “Tuyên bố chung,” Việt Nam phải theo đa số. Trả lời AFP, ông Bill
Hayton, một chuyên gia người Anh, cảnh báo: Trung Quốc đã chi phối được nhiều
thành viên ASEAN.
Tại
AMM 50, ASEAN làm được một chuyện mà nhiều năm qua dù rất nỗ lực vẫn không xong
bởi Trung Quốc tìm đủ cách tránh né: Cùng Trung Quốc thông qua “khung” cho Quy
Tắc Ứng Xử ở Biển Ðông (COC Biển Ðông). Thiên hạ trông chờ COC Biển Ðông vì nó
có tính chất cưỡng hành – một thứ luật chứ không như tuyên bố về cách ứng xử tại
Biển Ðông (DOC Biển Ðông). Tuy nhiên các chuyên gia từng cảnh cáo là ASEAN nên
chủ động soạn thảo COC, nếu không, COC Biển Ðông sẽ là thừng trói các thành
viên ASEAN có bất đồng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông, tất cả sẽ
thúc thủ trước tham vọng của Trung Quốc.
Giờ
đã có “khung” cho COC. “Khung” cho COC thành hình khi trừ Việt Nam, các thành
viên khác của ASEAN không “đặc biệt lo ngại” về hành động của Trung Quốc ở Biển
Ðông nữa. Reuter loan báo, thái độ của Việt Nam tại AMM 50 khiến ông Vương Nghị,
ngoại trưởng Trung Quốc bực mình, hủy cuộc gặp chính thức với ông Phạm Bình
Minh, ngoại trưởng Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam đính chính hai ông này có gặp
nhau… “bên lề” AMM 50. Còn truyền thông Trung Quốc? China Daily nhận định, chuyện
Việt Nam cố gắng đưa yếu tố “đặc biệt lo ngại” vào tuyên bố chung của AMM 50 giống
như một kẻ vừa ăn trộm, vừa hô bắt trộm. China Daily kể thêm, rất đắc ý là
không có thành viên nào của ASEAN đồng tình với Việt Nam!
“Ba
không” và không có gì
Tất
nhiên chẳng phải ngẫu nhiên mà tuần này, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam đến Hoa
Kỳ. Tất nhiên chẳng phải ngẫu nhiên mà bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ hứa sẽ điều
động một hàng không mẫu hạm đến thăm Việt Nam. Chuyện gì cũng có nguyên ủy của
nó song sau những chuyện như vậy thì… sao? Có lẽ chẳng ra sao cả!
Hoa
Kỳ từng nắm giữ vai trò chi phối khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Năm 1848, Hoa
Kỳ hất Tây Ban Nha ra khỏi Philippines, chấm dứt 300 năm Tây Ban Nha đô hộ xứ sở
này. Philippines nằm dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ cho đến năm 1959 thì dân
Philippines bỏ phiếu đòi tự trị. Tuy đã là một quốc gia độc lập nhưng từ đó,
Philippines là một đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương.
Trong
Thế Chiến Thứ Hai, Hoa Kỳ được xem là quốc gia duy nhất ở phương Tây tham chiến,
giải phóng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương khỏi sự khống chế của Nhật (Liên Xô
chỉ chặn Nhật xâm phạm biên giới hướng Châu Á năm 1938, giải giáp lính Nhật ở
Mãn Châu Tháng Tám năm 1945. Còn Anh chống Nhật bằng lực lượng thuộc địa từ Ấn).
Uy tín và ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương là sự đánh đổi bằng máu
của 41,592 tử sĩ và 145,796 thương binh. Từ 1950 đến 1953, để chặn làn sóng Cộng
Sản nhuộm đỏ Châu Á, Hoa Kỳ mất thêm 36,914 quân nhân nữa trong cuộc chiến Triều
Tiên. Với mục đích tương tự, từ 1956 đến 1975, con số thương vong của Hoa Kỳ
trong cuộc chiến Việt Nam là 55,820.
Chiến
Tranh Lạnh và nhiều diễn biến tiếp theo từng khiến Hoa Kỳ dồn nguồn lực vào các
nơi khác trên thế thế giới. Ðó là thời cơ để Trung Quốc trỗi dậy và không giấu
diếm tham vọng chi phối khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ðó cũng là lý do chính
phủ Hoa Kỳ phải điều chỉnh chính sách, “tái cân bằng trọng tâm chiến lược”,
“chuyển trục sang Châu Á-Thái Bình Dương.” Từ đó đến nay, Hoa Kỳ nhiều lần xác
nhận về vai trò của Việt Nam đối với chiến lược của mình. Tháng Bảy năm 2013,
ông Danny Russel, trợ lý đặc trách Ðông Á-Thái Bình Dương của ngoại trưởng Hoa
Kỳ lúc đó tuyên bố, Việt Nam nói riêng và khu vực Ðông Nam Á nói chung là một
phần quan trọng trong chính sách “chuyển trục sang Châu Á-Thái Bình Dương” của Hoa
Kỳ. Năm đó, Hoa Kỳ và Việt Nam thiết lập “quan hệ đối tác toàn diện.” Tháng Ba
năm 2015, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định, Hoa Kỳ sẽ tiếp sức cho Việt
Nam bay cao và xa hơn. Năm đó, Hoa Kỳ và Việt Nam cùng tuyên bố sẽ gia tăng sự
hợp tác liên quan đến quốc phòng. Hoa Kỳ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát
thương cho Việt Nam, đồng ý bán cho Việt Nam những vũ khí giúp gia tăng năng lực
bảo vệ an ninh hàng hải.
Theo
sau những động tác vừa kể còn có hàng loạt những gợi ý hợp tác khác về quốc
phòng trong năm 2016: Tướng Stephen Lanza, tư lệnh Quân Ðoàn 1 của Bộ Binh Hoa
Kỳ (phạm vi trách nhiệm bao gồm toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương) loan
báo, lục quân Hoa Kỳ và Việt Nam có thể luyện tập chung bất kỳ lúc nào. Tướng
Dennis L. Via, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận của lục quân Hoa Kỳ giới thiệu kế hoạch
xây dựng hệ thống kho tiếp liệu, dự trữ quân cụ, quân nhu tại Việt Nam nhằm
giúp quân đội Hoa Kỳ triển khai nhanh nhờ các nguồn tiếp liệu đã sẵn sàng để thực
hiện các chiến dịch nhân đạo, giúp giải quyết hậu quả thiên tai. Phó Ðô Ðốc
Colin Kilrain, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy các chiến dịch đặc biệt tại Thái Bình
Dương (SOCPAC) của quân đội Hoa Kỳ thì đề cập đến khả năng hợp tác giữa lực lượng
đặc biệt Hoa Kỳ với đặc công Việt Nam,…
Việt
Nam thì sao? Ðến nay, Việt Nam vẫn chủ động kềm giữ quan hệ hợp tác quốc phòng
với Hoa Kỳ ở mức: Xin viện trợ. Nhờ đào tạo. Tổ chức giao lưu thường niên riêng
trong lực lượng hải quân. Việt Nam đã mở quân cảng Cam Ranh cho các chiến hạm của
Hoa Kỳ ghé vào bảo trì, nhận tiếp liệu cùng lúc với việc đón nhận các chiến hạm
của Nhật, Nga, Trung Quốc,… Việt Nam liên tục khẳng định, muốn “làm bạn với tất
cả các nước” và sẽ tiếp tục duy trì “chính sách ba không”: Không liên minh quân
sự. Không cho bất kỳ quốc gia nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Không sử dụng
quan hệ song phương nhắm vào một quốc gia khác.
Nếu
lập bảng đối chiếu các mốc liên quan đến việc phát triển quan hệ, gia tăng hợp
tác về quốc phòng giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, có lẽ sẽ rất dễ thấy tương quan giữa
chúng với mức độ phản kháng của dân chúng Việt Nam về cách thức ứng xử của
chính quyền Việt Nam với Trung Quốc. Những “16 chữ vàng,” “tinh thần bốn tốt”
không được chính quyền Việt Nam đề cao nữa dường như không hề liên quan đến sự
hung hăng, càn rỡ của Trung Quốc. Chúng không được dùng nữa đơn thuần chỉ vì
hàng trăm triệu người Việt Nam không chấp nhận – điều đó sẽ ảnh hưởng đến mục
tiêu “nhất thống giang hồ, muôn năm trường trị” của đảng CSVN.
Sau
sự kiện Repsol, ông Thayer nhận định, Việt Nam thoái bộ vì một cuộc đối đầu với
Trung Quốc ở Biển Ðông sẽ khiến làn sóng chống Trung Quốc tại Việt Nam bùng lên
– điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự “ổn định chính trị” mà đảng CSVN muốn duy trì.
Thực
tế đã từng cho thấy, trong quan hệ với Trung Quốc, rõ ràng chính quyền Việt Nam
đã “rắn” hơn nhưng độ “rắn” thua xa cách hành xử với dân chúng nếu hoạt động chống
Trung Quốc có thể liên kết các cá nhân thành một khối đồng nhất với mục tiêu
chung là “vệ quốc” khiến đảng CSVN bất lực trong việc “định hướng.” “Ba không”
không phải là vì Trung Quốc, cũng chẳng dính dáng gì tới Hoa Kỳ, nó là giải
pháp ngăn chặn những xung đột có thể khiến “giang hồ” không còn “nhất thống,”
chuyện “trị” không còn “trường” và “muôn năm” trở thành mộng hão.
Tình
thế “trần trụi trước miệng sói” của Việt Nam đã khiến những chuyến thăm qua, viếng
lại của các viên chức Việt Nam và Hoa Kỳ nảy lên mầm hy vọng trong lòng công
chúng Việt Nam. Những tuyên bố hợp tác, đặc biệt là về quốc phòng giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ, những tin kiểu như năm tới, lần đầu tiên, một hàng không mẫu hạm của
Hoa Kỳ sẽ ghé thăm Việt Nam có tác dụng “an thần,” chúng không trị “căn,” không
giúp Việt Nam có một đối trọng đủ thực lực để kiểm chế Trung Quốc.
Mức
độ đúng đắn về sự nhất quán của Việt Nam với “ba không” vừa được thể hiện tại
AMM 50. Tuy nhiên khó có khả năng Việt Nam vứt bỏ chính sách này. Hoa Kỳ cần Việt
Nam và không ngần ngại bày tỏ thiện chí hợp tác nhưng hợp tác chặt chẽ với Hoa
Kỳ thì… không có lợi. Chủ quyền, quốc gia, vận mệnh dân tộc làm sao quan trọng
bằng duy trì sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN.
Tháng
Tám năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam, ông John Kerry, lúc đó là ngoại trưởng Hoa Kỳ, từng bảo, những tiến bộ về
nhân quyền và pháp quyền tại Việt Nam sẽ giúp quan hệ đối tác chiến lược giữa
Việt Nam-Hoa Kỳ sâu sắc và bền vững hơn. Ðến Kerry – một chính khách Hoa Kỳ được
chính quyền Việt Nam ca ngợi là có thiện chí với Việt Nam – mà còn lập luận
theo kiểu, những đồng minh gần gũi với Hoa Kỳ đều chia sẻ với Hoa Kỳ một số giá
trị, vì vậy, chỉ Việt Nam mới có thể quyết định phương hướng và tiến độ cho quá
trình xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên… thì làm sao giới lãnh đạo
Việt Nam yên tâm buông bỏ “ba không” được? (G.Ð)
Nguồn: Người Việt | 10.8.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét