Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Bài báo bị gỡ, nhà báo từ chức và quyền lực của ‘nhóm lợi ích Tàu’



Lê Anh Hùng | Việt Nam Thời Báo | 31.10.2017

Bài báo hiện giờ chỉ còn trên trang Thương hiệu & Công luận
thay vì Nhà báo & Công luận.
Ngày 16/10, báo điện tử Nhà báo & Công luận đăng bàiVụ mua gần 800.000 tấn than trái chỉ đạo của Thủ tướng: Xin đừng để Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đơn độc” của tác giả Vĩnh Quang. Tuy nhiên, chỉ mấy tiếng sau bài báo đã bị gỡ xuống một cách bí ẩn.
Nội dung bài báo là về kết luận thanh tra của Bộ Công thương do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký, nhằm vào sai phạm của Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng trong việc thực hiện trái chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ thị 21/CT-TTg (“Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than”) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 26/8/2015 nêu rõ: “Phê duyệt biểu đồ cấp than cho sản xuất điện từ nguồn than trong nước do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc sản xuất và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mua than trong nước cho sản xuất điện từ hai đơn vị này.”

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Nhật muốn cùng Mỹ, Ấn, Úc đối trọng “vành đai, con đường” TQ



Reuters  
Ngoại trưởng Taro Kono nói với nhật báo kinh tế Nikkei rằng Nhật Bản sẽ đề xuất một cuộc đối thoại chiến lược với các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Ấn Độ và Australia, nhằm tạo ra đối trọng với sự bành trướng của Trung Quốc bằng chính sách "vành đai, con đường" của nước này.
Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến sẽ đưa ra ý tưởng này với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 6/11 khi họ họp thượng đỉnh, theo tin Nikkei hôm 26/10.

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Ông Trọng mưu tính gì với chiến dịch ‘Đốt Lò’?



Lê Anh Hùng | VOA

Sau hàng loạt vụ lùm xùm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi để cho đám đàn em cùng thân quyến mặc sức làm mưa làm gió, đua nhau xâu xé nền kinh tế, “ăn của dân không từ một thứ gì”, Hội nghị Trung ương 5 khoá XI diễn ra vào trung tuần tháng 5/2012 đã quyết nghị việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay thế vị trí Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng của một “đồng chí X” đầy tai tiếng.
Dưới sự chỉ đạo của ngài tân Trưởng ban, hoạt động của bộ máy phòng chống tham nhũng ban đầu cũng có đôi chút “khởi sắc”, nhưng rồi mọi chuyện lại sớm “đâu trở về đấy”. Lời khẳng định “Tham nhũng ở Việt Nam 3 năm qua ổn định” của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại buổi tọa đàm “Chung tay phòng chống tham nhũng vì sự phát triển do Thanh tra Chính phủ và UNDP tổ chức ngày 9/12/2014 ngay lập tức trở thành trò đàm tiếu của thiên hạ.

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Cựu đại sứ: ‘Việt Nam bị Trung Quốc bao vây chiến lược’



An Tôn 
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 24/10 với An Tôn của VOA rằng Trung Quốc đã và đang có những động thái không khác gì bao vây Việt Nam. Và vì vậy, Việt Nam phải có đối sách.
Là người từng nắm các nhiệm kỳ đại sứ Việt Nam ở 5 quốc gia, Tiến sĩ Trường nêu ra nhận định về những điều Việt Nam có thể làm trong bối cảnh đang hình thành “tứ giác kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ có mục đích bảo đảm hòa bình, thịnh vượng, tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, còn gọi là vòng cung Ấn-Thái. 

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Trung Quốc từ bỏ chính sách ‘náu mình chờ thời’



Hoàng Hà   
Thông điệp lớn nhất toát lên từ bài diễn văn khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là công khai tuyên bố quốc gia này sẽ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ XXI, qua đó từ bỏ chính sách “náu mình chờ thời” thực thi lâu nay.
Bài diễn văn khai mạc do Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trình bày tại phiên khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 được xem là văn kiện quan trọng bậc nhất tại sự kiện chính trị hệ trọng nhất diễn ra 5 năm một lần tại quốc gia hơn 1,4 tỷ dân này. Văn kiện này đúc kết lại những thành tựu cùng kinh nghiệm và bài học rút ra trong giai đoạn đã qua, đồng thời vạch ra đường hướng lớn cho sự phát triển của cường quốc kinh tế thứ hai thế giới trong tương lai từ nay tới năm 2050.

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Rừng Việt Nam đang réo tên ai?



Lê Anh Hùng | VOA | 19.10.2017

Theo thông tin từ Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai, tính đến ngày 15/10, đợt mưa lũ tuần qua tại Miền Trung và các tỉnh miền núi phía bắc đã khiến 68 người chết và 34 người mất tích, chưa kể hàng chục người bị thương tích nặng khác. 
Những cái chết đều vô cùng thương tâm, còn thiệt hại về vật chất thì không sao đếm xuể.
Đâu là nguyên do?
Trước thảm hoạ kinh hoàng đó, ông Trần Quang Hải, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống Thiên tai, đã phải chua chát thú nhận: “Phá rừng là một trong những nguyên nhân chính gây ra lũ quét, sạt lở. Chúng ta đang phải trả giá và sẽ còn tiếp tục do nhiều đồi, nhiều rừng đã bị ‘cạo trọc’.

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Thế giới nên thận trọng vì Tập Cận Bình có tầm ảnh hưởng hơn Donald Trump



The Economist
Vũ Quốc Ngữ dịch
Đừng mong Tập Cận Bình cải thiện Trung Quốc hay thế giới.
Nhiều tổng thống Mỹ có thói quen mô tả các đồng nhiệm Trung Quốc của họ với sự kinh hoàng. Richard nixon nói với Mao Trạch Đông rằng các bài viết của ông này đã “thay đổi thế giới”. Đối với Jimmy Carter, Đặng Tiểu Bình là một chuỗi các tính từ tâng bốc như”thông minh, cứng rắn, thẳng thắn, can đảm, lịch sự, tự tin, thân thiện.” Bill Clinton đã miêu tả Giang Trạch Dân, như một “người có tầm nhìn” và “một người có trí tuệ phi thường.”Donald Trump không ngoại lệ. Washington Post trích dẫn lời ông nói rằng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc “mạnh nhất trong một thế kỷ qua.”
Ông Trump có thể là đúng. Và nếu đó không phải là tự sát chính trị đối với một tổng thống Mỹ, thì ông có thể nói thêm rằng: “Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo mạnh nhất thế giới”. Hiện nền kinh tế Trung Quốc vẫn đứng thứ hai sau Hoa Kỳ. Và quân đội, cho dù đang được tăng cơ bắp, vẫn khó lòng sánh được với Mỹ. Nhưng kinh tế và quân sự không phải là tất cả. Người lãnh đạo của thế giới tự do có cách tiếp cận hẹp với người nước ngoài, và dường như không thể ban hành chương trình nghị sự của mình ở nhà. Hoa Kỳ vẫn là nước mạnh nhất thế giới. Nhưng lãnh đạo hiện nay của họ yếu ở trong nước, và kém hiệu quả ở trên thế giới hơn bất kỳ người nào trong số những người tiền nhiệm gần đây của ông. Nhất là vì ông khinh thường các giá trị và liên minh, những điều tạo ra sự ảnh hưởng của nước Mỹ.

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Trung Quốc mở Tổng lãnh sự quán tại Đà Nẵng: Ai rước voi về dày mả tổ?



LTS.
TQ vừa mở tổng lãnh sự quán tại Đà Nẵng, trong bối cảnh những vị trí xung yếu, nhạy cảm về an ninh quốc phòng tại thành phố chiến lược này đang từng bước bị đám Tàu chệt ngày một nhung nhúc ở đây kiểm soát, phong toả. 
Ai đã và đang "rước voi về dày mả tổ"?
Lê Anh Hùng
 


Trung Quốc mở Tổng lãnh sự quán tại TP Đà Nẵng, trụ sở làm việc trên đường Trần Trọng Khiêm, quận Ngũ Hành Sơn.
Trụ sở làm việc của Tổng lãnh sự quán Trung Quốc được đặt trên đường Trần Trọng Khiêm (quận Ngũ Hành Sơn). Bà Hy Tuệ, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng, ngày 13-10 cho hay quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang phát triển tốt đẹp và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước không ngừng được tăng cường và củng cố.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Tàu Mỹ gần Hoàng Sa: Trung Quốc phản ứng mạnh trước một thách thức nhẹ



Trọng Nghĩa 
Vào hôm 10/10/2017, chiến hạm USS Chafee của Hải Quân Mỹ đã tiến hành một chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Tàu Mỹ lần này chỉ di chuyển bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo trong khu vực, thế nhưng phía Trung Quốc đã có những phản ứng mạnh mẽ khác thường, cả bằng những hành động trên hiện trường, lẫn trên bình diện ngoại giao.
Trong một buổi họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh vào hôm qua, 11/10, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lớn tiếng tố cáo tàu Mỹ là đã “vi phạm luật pháp Trung Quốc và luật lệ quốc tế có liên quan, phương hại đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc. Bà Hoa Xuân Oánh cũng cho biết là Bắc Kinh đã gởi công hàm cực lực phản đối đến Washington.

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Ai có thể chặn được Nguyễn Phú Trọng?



Lê Anh Hùng | VOA | 5.10.2017
Hảo lớ! Hảo lớ!
Sau phát ngôn hùng hồn của TBT Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng ngày 31/7, “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”, công chúng Việt Nam dường như ngày càng nhận ra một thực tế: Nguyễn Phú Trọng cùng bộ sậu đang mặc sức “làm mưa làm gió” trên chính trường. 
Và đến các vụ bắt bớ gần đây nhất tại Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thì có lẽ ít ai còn nghi ngờ về điều đó.
Nhà độc tài sắt máu
Nếu cái “lò” của ngài TBT kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng “đốt” tất cả các loại “củi” sẵn có thì không nói làm gì.
Vấn đề ở đây là ông ta lại cố tình “né” một số loại “củi” tưởng chừng như rất “khô” và đặc biệt là đang khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ, chẳng hạn như thảm nạn BOT giao thông, vụ VN Pharma, hay vụ “biệt phủ Yên Bái”, v.v.

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Trung Quốc ngập nợ vì đường sắt cao tốc: Tự sập bẫy?



An Nhiên
Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc (CRG) - công ty quốc doanh điều hành hệ thống tàu cao tốc, đang khổ sở với khoản nợ lên tới 700 tỷ USD.
Ngày 21/9, bảy cặp tàu viên đạn Fuxing sản xuất trong nước của Trung Quốc chính thức hoạt động trên tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải, với tốc độ nhanh nhất thế giới - 350 km/h.
Trước đó, tốc độ này bị giới hạn tại 300km, sau một vụ va chạm năm 2011 giữa 2 tàu cao tốc, khiến 40 người thiệt mạng và 200 người bị thương.

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

Tình báo Mỹ: Trung Quốc sẽ xây nhiều căn cứ ở nước ngoài



Thanh Phương
Sau Pháp, Mỹ và Nhật Bản, đến lượt TQ mở căn cứ ở Châu Phi
Photo: Corporal Matthew J. Apprendi (USMC)
Căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài, đặt tại Djibouti, một quốc gia nhỏ bé ở châu Phi, rất có thể sẽ là khởi đầu cho nhiều căn cứ quân sự khác mà Trung Quốc sẽ thiết lập khắp thế giới và điều này có thể gây các xung đột lợi ích với Hoa Kỳ. Đó là cảnh báo của các quan chức tình báo Mỹ hôm qua, 05/10/2017, theo hãng tin Bloomberg.
Các quan chức tình báo Mỹ, xin được giấu tên, nhấn mạnh Trung Quốc hiện có một quân đội được hiện đại hóa nhanh nhất thế giới, bên cạnh Hoa Kỳ. Trong chiều hướng đó, tháng 7/2017, quân đội Trung Quốc loan báo thiết lập một căn cứ hỗ trợ hậu cần ở Djibouti, để phục vụ cho các chiến dịch nhân đạo, duy trì hòa bình và hộ tống trên biển ở vùng châu Phi và vùng tây châu Á, cũng như hỗ trợ cho các cuộc thao dượt quân sự và di tản khẩn cấp.

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Trung Quốc di dời toàn bộ hệ thống nhà máy nhiệt điện sang Việt Nam dưới vỏ bọc đầu tư?



Đầu năm nay, Trung Quốc (TQ) quyết định đóng cửa hàng loạt nhà máy nhiệt điện chạy than trong cả nước. Nguyên nhân là do lượng khí thải từ những nhà máy này gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Thế nhưng ở VN, rất nhiều dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện than với quy mô hàng chục tỷ USD lại được phê duyệt rầm rộ, đặc biệt là những dự án này đa phần do TQ đầu tư. Dư luận không khỏi ngạc nhiên vì điều này, và nghi ngại rằng liệu TQ có di dời toàn bộ hệ thống nhà máy nhiệt điện và chuyển giao công nghệ mà cả thế giới không sử dụng sang cho VN dưới vỏ bọc đầu tư hay không?
Vừa qua, TQ quyết định ngưng 85 dự án điện than khắp 13 tỉnh trong cả nước, tổng cộng có 103 nhà máy. Đó là chưa kể 18 nhà máy đã được quyết định ngừng xây dựng vào cuối năm ngoái. Riêng TP. Bắc Kinh đã đóng cửa tất cả nhà máy nhiệt điện than trong thành phố này. Không biết, sau khi đóng cửa các nhà máy này, thì thiết bị máy móc, công nghệ cũ của TQ sẽ ra sao, được xử lý như thế nào?

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

CSVN ‘hết sức coi trọng’ quan hệ với Trung Quốc



LTS.
Quốc khánh Trung Quốc là một dịp tốt cho ban lãnh đạo CSVN để họ biểu thị sự trung thành với mẫu quốc nói chung và với các ông chủ Trung Nam Hải nói riêng.
“Tứ trụ” của Việt Nam đã gửi điện mừng tới lãnh đạo Trung Quốc nhân quốc khánh lần thứ 68 của quốc gia láng giềng, nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác “toàn diện” với Bắc Kinh.