Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Nên hiểu ‘Mật ước Thành Đô’ như thế nào?



Lê Anh Hùng | VOA | 13.12.2017
 Hội nghị Thành Đô là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi ở Việt Nam cũng như trong các cộng đồng người Việt hải ngoại suốt nhiều năm qua.
Chỉ 4 ngày sau khi được Đại sứ Trung Quốc thông báo, ba nhà lãnh đạo Việt Nam là TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng đã có mặt tại Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) vào đúng ngày Quốc khánh lần thứ 45, trong khi Đặng Tiểu Bình thậm chí không thèm xuất hiện như lời hứa hẹn lấp lửng ban đầu.
Bối cảnh
Cuối thập niên 1980, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bắt đầu chao đảo trước khi sụp đổ hàng loạt.

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Trung Quốc ngang nhiên thừa nhận xây dựng vì mục đích quân sự ở Biển Đông

Ngọc Mai
Chính quyền Trung Quốc ngang nhiên thông báo đã bồi đắp phi pháp 29 hecta trên Biển Đông, bao gồm các công trình phục vụ mục đích quân sự.
Trong bài viết ngày 25.12, tờ Hoàn cầu Thời báo, phụ san của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngang nhiên tuyên bố nước này đã tăng tốc xây dựng và tăng cường sự hiện diện quân sự trên các đảo, đá, bãi cạn ở Biển Đông.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Ý đồ đáng quan ngại của Trung Quốc trên Biển Đông



Ngọc Mai
Theo giới quan sát, những diễn biến mới trên Biển Đông xuất phát từ hành động của Trung Quốc chắc chắn sẽ gây nhiều quan ngại với hệ lụy khó lường trong tương lai.
Các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá hành động trên thực địa của Trung Quốc ở Biển Đông là sự vi phạm rõ ràng Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC), gây căng thẳng và phức tạp thêm tình hình.

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Tin Mật: Việt Nam bán cát cho Trung Quốc bồi đắp đảo ở Trường Sa



Phạm Viết Đào
Người cung cấp thông tin này cho tôi là một dịch giả tiếng Trung Quốc, ông là người thân thiết với blog của tôi vì ông rất quan tâm tới các nội dung tin và bài mà blog của tôi thường đưa…
Vào khoảng tháng 3 hay 4 gì đó năm 2016, ông nhắn tôi tới Hội nhà văn VN để có chuyện cần trao đổi; Tôi tưởng ông gọi tôi tới để ông tặng sách…Nhưng không, ông đề nghị tôi đưa lên blog thông tin: Một số đầu nậu (doanh nghiệp) Việt đang bán cát cho Trung Quốc, số cát này được đưa ra Trường Sa bồi đắp đảo…
Ông cho biết: Nguồn tin ông có được qua một số bạn bè Trung Quốc, những người thường vẫn có quan hệ giao lưu văn học với ông thông tin cho ông biết ? Điều này có nghĩa, thông tin này tương đối phổ biến rộng, nhiều người Trung Quốc biết…Còn tại Việt Nam, bạn tôi là người đầu tiên và ông cho biết; tôi là người đầu tiên được ông bật mí chuyện bán cát chui này…

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Đằng sau vụ La Thăng



Lê Anh Hùng | VOA | 11.12.2017
Chính trường cộng sản Việt Nam xưa nay vốn hết sức phức tạp và khó lường. Đó là thực tế mà có lẽ người Việt nào cũng nhận ra.
Phức tạp là bởi các màn so đấu giữa các võ sỹ quyền lực đều diễn ra trên những vũ đài bị nhiều lớp màn đen che chắn, công chúng bên ngoài không thể nhìn thấy gì. Khó lường là bởi bàn tay lông lá của Bắc Kinh đã thò vào mọi ngóc ngách của thượng tầng chính trị Việt Nam, không phải mới gần đây mà ngay từ thập niên 1950.
Rốt cuộc thì quyền lực chính trị dưới “thời đại Hồ Chí Minh” cũng chỉ được các phe nhóm thoả hiệp với nhau trong bóng tối. Người dân chỉ còn mỗi nghĩa vụ cao cả là đi bỏ phiếu (mà nếu không đi thì cũng chẳng sao), đại biểu quốc hội hay đại biểu hội đồng nhân dân chỉ còn mỗi trách nhiệm thiêng liêng là hoặc nhất tề giơ tay hoặc đồng loạt “nhấn nút” để đóng cái dấu “dân chủ xã hội chủ nghĩa” vào sự phân chia ngôi thứ vốn đã xong từ lâu.

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Đức ‘lột mặt nạ’ của tình báo Trung Quốc



Cơ quan tình báo Đức đã công bố các thông tin chi tiết của các trang trên mạng xã hội họ cho là được tình báo Trung Quốc làm giả để thu thập các thông tin cá nhân về các quan chức và chính trị gia Đức.
Theo Reuters, bước đi bất thường này nhằm cảnh báo các quan chức về nguy cơ tiết lộ các thông tin cá nhân quan trọng qua truyền thông xã hội.
BfV nói rằng “các cơ quan tình báo Trung quốc đã hoạt động mạnh trên các trang như LinkedIn và lâu nay đã tìm cách thu thập thông tin cũng như các nguồn tình báo theo cách này”, trong đó bao gồm việc tìm dữ liệu về thói quen hay sở thích chính trị.

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

Tham vọng không ngừng của Trung Quốc



TS Satoru Nagao 
Tuần qua, hải quân Trung Quốc cho biết vừa điều động một phi đội máy bay vận tải Y-9 vượt hàng ngàn ki lô mét đến Biển Đông thả hàng xuống một hòn đảo.
Đây có thể xem là đợt diễn tập tiếp vận từ xa. Trước đó không lâu, đài truyền hình trung ương nước này trình chiếu cảnh nhiều chiến đấu cơ J-11B xuất hiện tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Trở lại Cao Bằng, đôi điều suy ngẫm!



Hàn Vĩnh Diệp
Trước đây, do yêu cầu của công tác, chúng tôi thường xuyên đi lại một số tỉnh miền biên ải phía bắc: Lạng Sơn, Hải Ninh (Quảng Ninh), Cao Bằng, Hà Giang… Trong các chuyến đi ấy, chúng tôi thường được nghe các bạn hữu, bà con nhân dân địa phương nói chuyện về việc phía Trung Quốc di chuyển cột mốc biên giới với sự trợ lực của lực lượng võ trang lấn chiếm đất đai của nước ta.
Những vùng bị lấn chiếm ấy, họ di dời làng mạc cho dân sang cư trú, làm ăn; thậm chí họ còn chuyển cả mồ mả tổ tiên sang, các mồ mả ấy có bia mộ đàng hoàng nhưng không biết bên trong có hài cốt thực không, chẳng ai biết. Không chỉ nghe mà chúng tôi còn được bà con địa phương đưa đến một số nơi để mục kích như: Thanh Thủy (Hà Giang), Bản Giốc, Sóc Giang, Phia Un, Ngọc Khê (Cao Bằng), Trinh Tường, Pò Hèn (Hải Ninh), Mục Nam Quan, khu vực liên hoàn đường sắt – đường bộ thuộc xã Bảo Lâm (Lạng Sơn) v.v…

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Thứ trưởng kiêm đại sứ và thất bại mang tên Campuchia



Lê Anh Hùng | VOA | 1.12.2017
Ngày 17/11, tại Quyết định số 1838/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm ông Vũ Quang Minh, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao để làm Đại sứ Việt Nam tại Campuchia.
Với quyết định trên, ông Vũ Quang Minh hiện là một trong 6 Thứ trưởng Ngoại giao đảm nhiệm vai trò đại diện chính thức cho Việt Nam trên thế giới. Ngoài Thứ trưởng Vũ Quang Minh, Bộ Ngoại giao Việt Nam còn có Thứ trưởng Đặng Minh Khôi làm Đại sứ tại Trung Quốc, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh làm Đại sứ tại Mỹ, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn làm Đại sứ tại Liên bang Nga, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hùng làm Đại sứ tại Lào, Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga làm Đại sứ, Đại diện Thường trực tại Liên Hiệp Quốc.

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Giải mã “con đường tơ lụa” trên Biển Đông: Giỏi nghi binh, TQ thình lình chiếm biển



TQ không hề “vô tư” khi ráo riết rủ rê cộng đồng quốc tế, đầu tư trên 40 tỷ đô la để chuẩn bị cho “Con đường tơ lụa trên biển”. Và, TQ cũng không ngẫu nhiên ra sức tạo ảnh hưởng mạnh mẽ ở tổ chức UNESCO.
LTSNgoài việc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, TQ còn có nhiều động thái mới trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông như tiếp tục đưa giàn khoan Hải Dương 981 lượn lờ trong vùng chồng lấn, TQ cũng đamg ráo riết vận động các quốc gia khác trong đó có Việt Nam thành lập “quỹ đầu tư” để tái thiết lập “Con đường tơ lụa trên biển” lên đến 40 tỷ USD…
Để hiểu rõ hơn câu chuyện này, Tuần Việt Nam đã trò chuyện với GS.TS Nguyễn Tấn Anh, chuyên gia về UNESCO, nguyên Giám đốc Trung tâm UNESCO Khoa học, Công nghệ và Tư vấn đầu tư phát triển tại VN, nguyên thành viên của UB điều phối hợp tác Kinh tế Indonsia và các nước CPC, Lào, Myanmar và Việt Nam.