Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Bỏ đảng vì e tội “cõng rắn cắn gà nhà”!



Hà Sĩ Phu   
 Một cụ già 92 tuổi từ Hà Nội vào Đà Lạt du lịch, tìm đến thăm tôi. Ông cụ 92 tuổi này là đảng viên (có lẽ cũng từ tiền khởi nghĩa) nói đã tự ý bỏ đảng (không tuyên bố) từ lâu, từ lúc ông cụ giật mình nhận ra mình đang ở trong đảng của một “thần tượng” cứu nước mà vô tình hóa ra… Cõng rắn cắn gà nhà”, hoặc ít ra cũng là “rước rắn vào nhà”, thì không có lý do gì một người VN yêu nước biết trọng danh dự lại còn ở trong đảng của ông ấy nữa! (Chứng tỏ từ lâu đã có những đảng viên nhận thức được như vậy). Lời tâm sự mộc mạc của ông cụ tuy không phải điều phát hiện gì mới mẻ, vì nhiều người đã biết, nhưng gợi cho tôi nhiều suy nghĩ. Tôi thường được nghe một số đảng viên bỏ đảng vì thấy đảng bây giờ thoái hóa không còn trung thành với HCM, chứ bỏ đảng vì nghi ngờ tác dụng cứu nước của chính ngọn cờ HCM thì quả thực còn hiếm.
Nghĩ kỹ mà xem, người đảng viên già này có lý.

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Nhà máy nhiệt điện của Tàu tại Vĩnh Tân lại "đòi" và được chấp nhận tuyển dụng lao động TQ



UBND tỉnh Bình Thuận ngày 28/7 đã có văn bản đồng ý cho Công ty TNHH Vận hành - Kinh doanh Vĩnh Tân Điện lực Trung Quốc được tuyển 196 lao động nước ngoài để làm việc tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong.
Theo danh sách đã duyệt, số lao động này sẽ làm việc trong nhiều bộ phận như hành chính, kinh doanh, tài chính, kỹ thuật, nguyên liệu, phát điện... từ tháng 7/2017 đến tháng 5/2021.

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Tiết lộ bất ngờ trong bài phát biểu của Lê Duẩn về Trung Quốc



Chúng ta sẽ hiểu thêm nhiều bí mật trong bài phát biểu của Tổng bí thư Lê Duẩn về Trung Quốc năm 1979. Đây cũng là lý do để chúng ta xác định rõ Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp và là kẻ thù duy nhất của nhân dân Việt Nam.

Bí thư Lê Duẩn vui tết với quân dân Quảng Bình, Vĩnh linh năm 1973

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Ngừng khoan dầu: Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa như thế nào?



VOA

Lực lượng hải quân Việt Nam tuần duyên trên biển Đông. Trung Quốc đưa nhiều tàu tới khu
vực gần bãi Tư Chính ở Trường Sa để đe dọa các hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam ở đây.
Kể từ khi có tin Việt Nam phải ngừng khoan thăm dò dầu khí trên biển Đông do bị Trung Quốc đe dọa, truyền thông Việt Nam vẫn im lặng và Bộ Ngoại giao cũng “im lặng một cách khác thường.”
Cho tới hết ngày 26/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về vụ việc này và thông tin về việc Việt Nam yêu cầu một công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol ngừng khoan thăm dò dầu khí ở lô 136-03 trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam không xuất hiện trên truyền thông chính thống.

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Ai đứng sau ‘kẻ huỷ diệt thiên nhiên’ Sun Group?



Lê Anh Hùng | Việt Nam Thời Báo


Vài năm trở lại đây, Sun Group đã trở thành một hiện tượng đình đám trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và bất động sản cao cấp. Các dự án của tập đoàn này đều rất hoành tráng, với quy mô từ hàng nghìn tỷ VNĐ trở lên, trong đó có những dự án được trao giải thưởng quốc tế và lập nên những kỷ lục thế giới. Sun Group đã trở thành một thương hiệu được tầng lớp thượng lưu, giới nhà giàu mới nổi ở Việt Nam ưa chuộng.
Tuy nhiên, bên cạnh danh tiếng nổi bật đó lại là những tai tiếng thậm chí còn nổi bật hơn, đặc biệt là những thảm hoạ môi trường tại hầu hết những nơi mà Sun Group đặt chân đến, biến tập đoạn này thành kẻ thù trong mắt quảng đại quần chúng. Một diễn đàn mạng xã hội đã nhận xét về các dự án của Sun Group trong thời gian qua như sau: “Sun Group đi tới đâu sơn thần thổ địa ở đó hiện ra quỳ lạy rối rít”, bởi họ “phá hết lấy đâu ra chỗ cho thần ở, huống chi con người.”

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Sách giáo khoa Trung Quốc viết về Trường Sa như thế nào?





“TRƯỜNG SA” TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 3 TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀY
Tiếp theo phần 1, mời bạn hãy xem Trung cộng đặt quần đảo Trường Sa vào đầu óc non nớt của học sinh lớp Ba ở tỉnh Giang Tô để dụ dỗ hun đúc tham vọng nhi đồng như thế này.
苏教版三年级语文下册
(Tô giáo bản tam niên cấp Ngữ văn hạ sách: Bản in của tỉnh Giang Tô: Ngữ văn lớp Ba quyển hạ, tập 2)

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Việt Nam ngưng khai thác dầu khí trước sự doạ nạt của Trung Quốc



RFA 

Việt Nam đã yêu cầu công ty Repsol của Tây Ban Nha ngừng khoan thăm dò dầu khí tại lô 136-03 ngoài khơi phía đông nam của Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc. BBC trích nguồn tin từ phía Việt Nam cho biết như vậy vào hôm 24 tháng 7.
Quyết định này của Việt Nam đưa ra chỉ vài ngày sau khi Repsol đã xác nhận tìm thấy một mỏ khí đốt quan trọng.
Ảnh hưởng đến vài trò của lãnh đạo Việt Nam
Theo nguồn tin trong ngành dầu khí được BBC trích lời, lãnh đạo của công ty Repsol đã được chính phủ Hà Nội thông báo từ tuần trước là Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu việc khoan thăm dò không chấm dứt.
Nhận xét về động thái mới từ phía Việt Nam, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho biết: 

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Quá trình từ bỏ kinh doanh của quân đội Trung Quốc



Nguyễn Thế Phương 


Gốc rễ lịch sử của việc quân đội làm kinh tế ở Trung Quốc
Việc quân đội tham gia vào các hoạt động thương mại không chỉ đơn thuần xoay quanh vấn đề lợi ích kinh tế. Mối quan hệ giữa quân đội và các hoạt động kinh doanh nằm trong mối quan hệ tương tác lớn hơn và phức tạp hơn rất nhiều giữa một bên là thiết chế nhà nước và một bên là quân đội, giữa xu hướng chuyên nghiệp hoá và xu hướng thương mại hoá. Vai trò của quân đội là khác nhau trong từng thời điểm lịch sử cụ thể tương ứng với từng thể chế chính trị cụ thể. Hãy cùng tìm hiểu mối quan hệ tuy đơn giản mà phức tạp này tại Trung Quốc. 

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam: một Formosa Hà Tĩnh mới ở đồng bằng sông Cửu Long?



Lê Anh Hùng | VOA 


Trong bối cảnh vụ đại thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra từ đầu tháng Tư đến nay đang khiến hàng triệu ngư dân Miền Trung rơi vào tình cảnh sống dở chết dở, hàng chục triệu người Việt cả trong và ngoài nước cảm thấy bất an, lo lắng thì thông tin nhà máy giấy khổng lồ Lee & Man Việt Nam nằm ngay bên bờ sông Hậu sắp đi vào hoạt động vào tháng Tám tới đây lại khiến công chúng đứng ngồi không yên.
Nhà máy giấy này là của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong – Trung Quốc), với tổng mức đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD và nằm trong số 5 nhà máy giấy lớn nhất trên thế giới. Tổng diện tích của nhà máy là 82,8ha, nằm trong Cụm Công nghiệp Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, tỉnh Hậu Giang. Tổng thầu xây dựng nhà máy là Công ty Cổ phần Kỹ thuật Hải Thành đến từ Thượng Hải, Trung Quốc. Thời gian thực hiện dự án là 50 năm.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Trung Quốc đóng tàu chiến như gà đẻ trứng

Duy Linh    
TTO - Những động thái gần đây của Trung Quốc cho thấy nước này đang ngày càng tiến gần hơn đến việc hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa” về cường quốc biển.

Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052D của Trung Quốc được chế tạo hàng loạt. 6 tàu loại này đã được phiên vào biên chế - Ảnh chụp màn hình
“Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Không thể phủ nhận sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh đang giúp nước này đạt được nhiều ưu thế trong những năm gần đây.

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Hiểm hoạ Trung Quốc: bài học từ Tiệp Khắc và Ukraine





Bài học còn nguyên tính thời sự từ Tiệp Khắc…

Ngày 11.2 vừa qua, tác giả Trần Trung Đạo đã có một bài viết sâu sắc nhan đề “Hiểm hoạ Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc” được đăng tải trên nhiều trang mạng trong và ngoài nước. Bài viết khiến dư luận phải giật mình khi nêu lên sự tương đồng giữa số phận Tiệp Khắc những năm 1930 (bên cạnh một Đức Quốc xã đã khởi động guồng máy chiến tranh với dã tâm tiến tới thống trị Châu Âu và thế giới) và Việt Nam hiện nay (sát nách một Trung Quốc với cuồng vọng “bình thiên hạ” không còn thèm che dấu).

Theo tác giả Trần Trung Đạo, việc Tiệp Khắc rơi vào tay Đức nhẹ nhàng như chiếc lá mùa thu phát xuất từ ba lý do chính. Hai lý do khách quan: (1) Bành trướng về hướng đông là chủ trương truyền thống của Đức, (2) Chính sách nhân nhượng (appeasement policy) của các lãnh đạo chủ hòa châu Âu đứng đầu là Thủ tướng Anh Neville Chamberlain; và một lý do chủ quan: (3) Tiệp Khắc là một quốc gia ô hợp, phân hóa, suy yếu, có nhiều chính khách làm tôi mọi cho ngoại bang và giới lãnh đạo chính phủ không có quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Hán nô Bùi Danh Liên: Đường sắt nội đô Hà Nội ‘thiếu bóng dáng DN Trung Quốc là điều đáng tiếc’



LTS. Một quái thai mang tên “đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông” vẫn chưa đủ khiến cho tên Hán nô Bùi Danh Liên sáng mắt ra nên y vẫn tiếp tục tung hô Tàu khựa. Nhiều khả năng tên Việt gian này là “phát ngôn nhân” của tập đoàn cướp nước Trung Nam Hải.
Hội Chống hiểm hoạ Trung Quốc

Nguyễn Tuân

Việc thiếu vắng bóng dáng các DN Trung Quốc trong danh sách các DN muốn làm đường sắt đô thị là “một điều đáng tiếc” vì tiềm năng của Trung Quốc về tài chính cũng như kỹ thuật đang đứng nhất nhì thế giới - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nhận xét.

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Trung Quốc đang học Mỹ trở thành ‘cường quốc biển’



Duy Linh   


TTO - Một "thế kỷ ô nhục” bị chia năm xẻ bảy đã dạy cho Bắc Kinh thế nào là sức mạnh và mối đe dọa đến từ biển. Trung Quốc đang vươn ra biển như thế nào?


 Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, chỉ là một phần trong tham vọng
trở thành cường quốc biển của nước này - Ảnh: China Mil
 

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Căn cứ quân sự hải ngoại của Trung Quốc thách thức và đe doạ Mỹ, Ấn



Trí Dũng  

Căn cứ Trung Quốc ở Djibouti có thể là tiền đồn để do thám hoạt động của Mỹ và phục vụ chiến lược bao vây Ấn Độ.
Một biên đội tàu chiến của hải quân Trung Quốc hôm qua rời tỉnh Quảng Đông, lên đường tới vận hành căn cứ hậu cần tại Djibouti, quốc gia có vị trí chiến lược ở phía đông bắc Châu Phi. Đây là căn cứ quân sự hải ngoại đầu tiên của Trung Quốc, được đánh giá là dấu mốc trong tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh nhằm cạnh tranh với các cường quốc trong khu vực và trên thế giới, theo Business Insider.
"Căn cứ này sẽ đảm bảo khả năng thực hiện các nhiệm vụ của Trung Quốc như hộ tống, gìn giữ hòa bình và hỗ trợ nhân đạo ở Châu Phi và Tây Á", Xinhua khẳng định. "Căn cứ cũng giúp thực hiện các sứ mệnh ở nước ngoài như hợp tác quân sự, diễn tập chung, sơ tán và bảo vệ Hoa kiều, cứu nạn khẩn cấp cũng như tham gia bảo vệ an ninh của các tuyến hàng hải quốc tế chiến lược".

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ?



Lê Anh Hùng | VOA   


Trung Quốc: dã tâm xâm lược Việt Nam
VOA ngày 22.3 đưa tin, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tháng trước đã ngưng một dự án làm đường của chính quyền một thành phố nằm gần biên giới với Việt Nam vì lo ngại nó có thể được sử dụng cho một “cuộc xâm lược của Việt Nam”. 
Theo bài báo, một bản tin đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời một quan chức phụ trách các vấn đề biên giới ở thành phố Phòng Thành Cảng thuộc Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây nói rằng, một khi được hoàn thành, tuyến đường nối liền một ngôi làng ở vùng biên giới với thành phố Phòng Thành Cảng cách đấy 100 cây số “thực sự là mối đe dọa cho an ninh và quốc phòng” của Trung Quốc. 
Đây là một bằng chứng nữa cho thấy, Trung Quốc luôn sẵn sàng cho một cuộc xâm lược mới nhằm vào Việt Nam, đặc biệt là cuộc chiến nhằm thôn tính và kiểm soát hoàn toàn quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ dưới góc nhìn địa chiến lược



Joseph S. Nye | Project Syndicate

Người dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì diễn đàn “Vành đai và Con đường” được dàn dựng kỹ lưỡng tại Bắc Kinh. Sự kiện kéo dài hai ngày đã thu hút 29 nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin, và 1.200 đại biểu từ hơn 100 nước. Ông Tập gọi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc là “dự án thế kỷ.” 65 nước có liên quan trong sáng kiến này chiếm hai phần ba diện tích đất liền thế giới và có số dân khoảng 4,5 tỷ người.

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Mỹ phát thông điệp chiến lược tới Trung Quốc



Hoài Linh 


Nhóm tàu sân bay tấn công USS Nimitz của Mỹ đã tới Ấn Độ để tham gia cuộc diễn tập Malabar 2017 với hải quân Nhật và Ấn Độ, hải quân Mỹ hôm 10/7 cho biết.
"Tôi muốn nói, đó là một thông điệp chiến lược gửi tới Trung Quốc", chỉ huy, thiếu tướng hải quân Mỹ William Byrne nói với các phóng viên.
"Malabar 2017 là cuộc diễn tập 3 bên, 2 giai đoạn do hải quân Ấn Độ chủ trì và diễn ra ở Chennai cũng như vùng biển của Vịnh Bengal", thông báo của hải quân Mỹ cho hay. "Cuộc tập huấn gồm cả các giai đoạn trên bờ và dưới biển, nhằm nhấn mạnh các kỹ năng tham chiến, thể hiện sức mạnh trên biển".

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Thảm hoạ Formosa Hà Tĩnh: tội ác mang tên Nguyễn Phú Trọng



Lê Anh Hùng | VOA  


Sự vô cảm, vô trách nhiệm khó chấp nhận của nhà lãnh đạo tối cao
Thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra bắt đầu bùng phát ở Miền Trung từ đầu tháng 4/2016. Vụ việc chấn động nhân tâm này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người Việt, khiến công chúng trong cả nước đi từ bất ngờ đến hoang mang lo lắng và phẫn nộ.
Trong bối cảnh đó, ngày 21 & 22/4/2016, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Những tưởng người đứng đầu hệ thống chính trị ở Việt Nam sẽ thăm hỏi, động viên hàng vạn đồng bào bỗng nhiên bị lâm vào cảnh dở sống dở chết trước khi đưa ra những quyết sách hợp tình, hợp lý nhằm giải quyết hậu quả, ổn định tình hình. Nhưng không, trong suốt hai ngày trời trên đất Hà Tĩnh, ngài TBT đã không hề hé răng lấy nửa lời về thảm hoạ khủng khiếp đó, chẳng thèm ngó ngàng gì đến đám dân đen khốn khổ trong khi vẫn điềm nhiên đến Vũng Áng để “kiểm tra tiến độ” dự án Formosa Hà Tĩnh.

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Một năm sau phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông



Kính Hoà | RFA | 7.7.2017 

Hình nhà vòm rada được Trung Quốc xây dựng trên đá Subi ở Trường Sa do quân đội Philippines chụp được vào ngày 17/7/2012 | AFP PHOTO /WESTCOM

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế có trụ sở tại Hà Lan đã ra một phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc chống lại những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Phán quyết này được cho là rất bất lợi cho Trung Quốc vì phủ nhận những đòi hỏi về cái gọi là chủ quyền lịch sử của họ chiếm 90% diện tích Biển Đông trong phạm vi đường đứt khúc 9 đoạn do Bắc Kinh đơn phương vạch ra.

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Thiên đường mở cửa



 GS David Tran


Từ ngàn xưa chuyện thiên đường - hạ giới luôn tương phản, nghịch lý nhau và sự thiệt thòi, bất hạnh, vô phúc… luôn trút hết lên đầu người phàm tục  mà kẻ tiên (cõi trên) người phàm (hạ giới) đều thấy, biết nhưng hầu như đều cam nhận (người phàm) vì cho rằng đó là lẽ trời, luật tạo hóa… và cũng chẳng biết kêu đòi…???
Ngày nay trên hành tinh xanh này cũng có rải rác vài ba cái thiên đường ấy mà là thiên đường thời hiện đại. Chẳng có thần thông, bùa phép chi mà cái đám cõi trên ấy vẫn ngồi trên đầu mọi thần dân ở cái xứ sở mà chúng cai trị và vô tư phán xuống những điều luật, chỉ dụ… vô cùng nghịch lý, lạ đời hầu như là tai ách cho muôn người và đem lại mọi nhu cầu, lợi ích cho toàn đám cõi trên. Thế nhưng không hiểu bá tánh ở nơi này đã bị mất linh hồn, bị tẫy não tự bao giờ mà cứ một mực nghĩ rằng “cuộc sống như thế là bình yên hạnh phúc lắm rồi!” và cũng chẳng bao giờ biết đến sự nghịch lý, bất công, thiệt thòi mất mác… những thứ tự có trên cõi đời, nơi bản thân mình đã bị cướp đoạt. Do đó sự đấu tranh, đòi lại công bằng là không thể và những ai có những bãn lĩnh trên hầu như là bị cô lập và cô đơn với mọi người, giữa hàng triệu là nạn nhân mà chính họ không hề hay biết.

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Bắc Kinh đã ngăn cản Võ Nguyên Giáp trở thành Tổng Bí thư như thế nào?





Sau Hội nghị Trung ương 4 khoá XII diễn ra từ ngày 9 đến 14/10 và chuyến thăm Trung Quốc của Thường trực Ban Bí thư Đảng CSVN diễn ra từ ngày 19 đến 21/10 vừa qua, dư luận đang dấy lên đồn đoán là ông Đinh Thế Huynh đã được chọn làm người kế nhiệm TBT Nguyễn Phú Trọng. Chưa biết tin đồn này có trở thành hiện thực hay không, nhưng dường như một lần nữa Trung Quốc lại nổi lên như một nhân tố quyết định ngôi vị lãnh đạo tối cao ở Việt Nam.
Không ít người cho rằng đây là một “thông lệ” bắt đầu từ Hội nghị Thành Đô năm 1990, hội nghị mà cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch từng cảnh báo là sẽ đưa Việt Nam bước vào “một thời kỳ bắc thuộc rất nguy hiểm”. Tuy nhiên trên thực tế, Bắc Kinh đã thò bàn tay lông lá của mình vào chính trường Việt Nam từ trước đó rất lâu.

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Doanh nghiệp nghìn tỉ của Trung Quốc ở Việt Nam biến đi đâu?




Trong ảnh là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Đại Biểu Quốc Hội) và bà Trần Thị Tuyết
Doanh nghiệp nghìn tỉ biến đi đâu?
Gần đây có một bài báo theo dạng điều tra đăng trên báo điện tử Tầm Nhìn về sự biến mất của toàn bộ lãnh đạo công ty cổ phần tập đoàn Tây Giang. Tất nhiên, rất nhanh chỉ sau đó chưa đầy 72 tiếng đồng hồ bài báo đã biến mất, đi cùng với nó là một loạt các bài báo có liên quan tới công ty cổ phần tập đoàn Tây Giang trên trang báo điện tử này.

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải sắp trở thành căn cứ của Trung Quốc






Mưu đồ thâm độc của Trung Nam Hải
Hàng ngàn năm nay, Trung Quốc chưa bao giờ nguôi dã tâm thôn tính Việt Nam. Đó là thực tế mà có lẽ người Việt Nam nào cũng nhận ra, qua những bài học lịch sử, qua những gì đã và đang diễn ra ở Biển Đông cũng như trên dải đất hình chữ S này.
Trong một bài viết gần đây, chúng tôi đã vạch rõ mưu đồ của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá cuồng vọng thôn tính Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thế giới đầu thế kỷ 21, khi một cuộc chiến giữa Việt Nam với Trung Quốc không chỉ trên Biển Đông mà cả trên đất liền là khó tránh khỏi: tạo ra nhiều gọng kìm hòng kiềm toả và bóp nghẹt Việt Nam từ mọi phía – biên giới phía bắc, biên giới Lào - Việt, biên giới Campuchia - Việt Nam, Biển Đông và vùng duyên hải Việt Nam.  
Nếu chiến lược đó được triển khai thành công, một khi chiến sự xẩy ra, Việt Nam sẽ bị chia cắt thành nhiều phần tại những vị trí xung yếu ven biển mà Trung Quốc đã chiếm lĩnh được thông qua các dự án kinh tế trá hình. Phối hợp với những căn cứ duyên hải là những căn cứ tương ứng giáp biên giới Lào – Việt và Camphuchia – Việt Nam để tạo nên những gọng kìm hòng bóp nghẹt Việt Nam.

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Tàu chiến Mỹ, Trung Quốc rượt đuổi trên Hoàng Sa



TTO - Một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ đã áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Một tàu chiến của Trung Quốc đã lập tức bám đuổi tàu Mỹ.

 Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Stethem của Hải quân Mỹ
Sự việc xảy ra ngay trong ngày hôm nay (2-7) và dường như đã kết thúc. Đài Fox News dẫn lời hai quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Stethem đã tiến vào vùng nước 12 hải lý xung quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Ba đảo nhân tạo lớn nhất Trường Sa đã sẵn sàng cho TQ bố trí thiết bị quân sự



RFA | 30.6.2017

Ba đảo nhân tạo lớn nhất mà Trung Quốc bồi đắp lên tại khu vực Trường Sa nay sẵn sàng để được bố trí các trang thiết bị quân sự như bệ phóng tên lửa…
Nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải AMTI thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS) tại thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo gần đây và được truyền thông quốc tế loan đi vào cuối tháng 6.