Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Sau tập trận, Trung Quốc đàm phán với Việt Nam về vùng ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ



RFA
Vòng 8 Nhóm Công Tác Về Vùng Biển Ngoài Cửa Vịnh Bắc Bộ Việt Nam- Trung Quốc vừa diễn ra từ ngày 25 đến 27 tháng 9 tại Bắc Kinh.
Theo truyền thông nhà nước, hai phía trao đổi kỹ về các công tác liên quan vùng biển ngoài khơi cửa Vịnh Bắc Bộ; thẳng thắn bàn bạc về việc kiểm soát thỏa đáng các bất đồng trên biển; kiềm chế không có những hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và mở rộng tranh chấp. Hai phía nói sẽ tuần tự, tiệm tiến thúc đẩy đàm phán về phân định và hợp tác cùng phát triển tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Tướng Mỹ đoán Trung Quốc trở thành đối thủ lớn nhất vào năm 2025



Tử Quỳnh  
Tướng lĩnh đứng đầu quân đội Mỹ nhận định Trung Quốc sẽ thay thế Nga, trở thành đối thủ lớn nhất của Mỹ trong chưa đầy 10 năm tới.
"Nếu nhìn tới tương lai năm 2025, cũng như thống kê dân số và tình hình kinh tế, tôi cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất với Mỹ", Sputnik dẫn lời tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, phát biểu hôm 26/9 trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ.
Tướng Dunford nhận định Bắc Kinh đang tập trung hạn chế khả năng triển khai sức mạnh của Washington, cũng như làm suy yếu liên minh quân sự tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Dunford dường như đang ám chỉ tới Nhật Bản và Ấn Độ, những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Hoa Đông và cao nguyên Doklam trong năm nay.

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Trung Quốc đã nổ súng bên ngoài căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài



Tuấn Hưng 
Chưa đầy 2 tháng khánh thành căn cứ quân sự tại Djibouti, Trung Quốc đã tổ chức tập trận bắn đạn thật - động thái mang nhiều toan tính của Bắc Kinh.
Hãng RT Nga dẫn nguồn từ tờ South China Morning Post cho biết, lực lượng quân đội Trung Quốc đồn trú tại căn cứ quân sự Horn of Africa ở Djibouti vừa tổ chức cuộc tập trận đầu tiên tại quốc gia tuộc vùng Sừng châu Phi này. Cuộc tập trận được tiến hành chưa đầy 2 tháng sau khi Bắc Kinh tuyên bố khánh thành căn cứ quân sự tại Djibouti.

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Vì sao Trung Quốc đổi chiến thuật ở Biển Đông?



Thành Luân 
Trung Quốc đổi sang chiến thuật mới với khái niệm "Tứ Sa" không có nghĩa là nước này từ bỏ đường lưỡi bò.
Liên quan đến những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Washington Free Beacon đưa tin, giới chức ngoại giao Trung Quốc vừa hé lộ cách diễn giải phi lý mới trong cuộc họp kín với phía Mỹ ở thành phố Boston vào ngày 28 và 29/8.
Cụ thể, Trung Quốc không còn tập trung vào cái gọi là “đường lưỡi bò”, mà chuyển sang vận dụng thủ đoạn gọi là “Tứ Sa”.

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Trung Quốc ồ ạt thâu tóm bất động sản ‘chết’ tại Việt Nam



Quang Thắng
Liên tiếp từ đầu năm, các công ty, tập đoàn của Trung Quốc, Hong Kong... đã chi hàng trăm triệu USD để góp vốn, mua lại những dự án bất động sản lớn đang “đóng băng” của Việt Nam.
Từ đầu năm 2017 đến nay, thị trường bất động sản trong nước đang có dấu hiệu ấm trở lại khi hàng loạt dự án lớn được các chủ đầu tư tái khởi động, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) giữa các chủ đầu tư cũng trở nên nhộn nhịp.
Tuy nhiên, hoạt động M&A tại thị trường bất động sản hiện nay đang chứng kiến sự đổ bộ của các công ty, tập đoàn đến từ Trung Quốc khi các công ty này đã chi hàng trăm triệu USD mua đứt, hoặc góp vốn để "chen chân" vào các dự án bất động sản tại Việt Nam.

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Số phận các dự án có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam



Quang Thắng 
Nhà thầu Trung Quốc là đối tác lớn của Việt Nam tham gia triển khai rất nhiều dự án hạ tầng lớn. Tuy nhiên, rất nhiều dự án trong tình trạng chậm tiến độ, đội vốn...
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đưa ra hồi năm 2014, trong tổng số 62 dự án xi măng của Việt Nam triển khai theo hình thức BOT, có tới 49 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu.
Tương tự, có tới 16/27 dự án BOT nhiệt điện do các công ty của Trung Quốc làm tổng thầu. Trong khi đó, hầu hết dự án đều chậm tiến độ từ vài tháng cho tới vài ba năm và chất lượng thiết bị không đồng đều.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

200 hướng dẫn viên bức xúc vì người Trung Quốc làm du lịch 'chui'



Nguyễn Đông 
Cộng đồng hướng dẫn viên Hoa ngữ tại Đà Nẵng cùng ký đơn gửi kiến nghị đến lãnh đạo thành phố, bày tỏ nhiều bức xúc.
Ngày 20/9, cộng đồng hướng dẫn viên Hoa ngữ tại Đà Nẵng đã ký tên tập thể, đồng gửi đơn kiến nghị đến Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cùng nhiều sở, ngành liên quan phản ánh tình trạng ngày càng nhiều người Trung Quốc làm du lịch "chui".
Theo các hướng dẫn viên Hoa ngữ, thời gian gần đây, nhiều người Trung Quốc đã tham gia thuyết minh trên xe khách và các danh lam thắng cảnh như một hướng dẫn viên du lịch. Chưa dừng lại, những hướng dẫn viên "chui" còn thuyết minh những thông tin sai sự thật về văn hóa Việt Nam.

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Lee & Man Việt Nam: thất bại mang bản chất hệ thống



Lê Anh Hùng | VOA | 21.9.2017

Mấy ngày qua, một loạt tờ báo nhà nước đã loan tải thông tin về việc các hộ dân ở ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang khẩn thiết kêu cứu vì tình trạng ô nhiễm nặng nề do Nhà máy Giấy Lee & Man Việt Nam gây ra.
Theo các nguồn tin, một hộ dân nằm cách nhà máy giấy Lee & Man khoảng 100 mét cho biết, thời gian gần đây, từ lúc chiều tối đến rạng sáng (6 giờ chiều đến 5 giờ sáng), phía bên nhà máy giấy lại xuất hiện 2-3 cột khói màu trắng đục, cao khoảng 5-10 mét, có mùi giống axít, rất khó chịu. Khi trời không gió, các cột khói bay thẳng lên bầu trời nên không ảnh hưởng đến người dân. Thế nhưng, mỗi khi có gió thổi theo hướng từ nhà máy qua khu dân cư, thì chỉ chừng 15-20 phút sau, làn da của bà con sinh sống gần nơi đây lại có cảm giác khô, căng như bị con gì châm chích.

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Những hiểm hoạ Trung Quốc tại Việt Nam đã được ngăn chặn như thế nào?



Lê Anh Hùng | Việt Nam Thời Báo

Xưa nay, nhiều dự án không hợp lòng dân bị công chúng phản đối mạnh mẽ nhưng rốt cuộc chúng vẫn cứ được triển khai như thể không có chuyện gì xẩy ra với nhà cầm quyền Việt Nam. Vì thế có lẽ ít ai tin một “nhà báo lề dân” lẻ loi như tôi lại có thể góp phần khiến 8 dự án liên quan đến Trung Quốc bị dừng lại – tất cả đều nhờ những bài báo được đăng tải trên VOA. Dưới đây là danh sách cụ thể các dự án đó.
1) Ngày 11/02/2014, VOA đăng bài “Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị”. Bài báo đưa tin, Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm từ năm 2011) sắp được giao hơn 96ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển, gần cảng Cửa Việt, để thực hiện dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tại thời điểm đó, chủ đầu tư gần như đã thoả thuận xong việc đền bù với chính quyền địa phương và người dân có đất thuộc diện thu hồi. Sau khi bài báo được đăng, người dân địa phương biết là có mấy đoàn từ Hà Nội về tìm hiểu và cuối cùng dự án đã bị huỷ. (Ngày 1/3/2014, trang Nguyentandung.org đăng bài “Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Quảng Trị?”, trong đó họ sử dụng cả thông tin lẫn 2 bức ảnh từ bài báo của tôi trên VOA mà không ghi nguồn.)

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Trần Bình Minh và những sản phẩm truyền hình mang đậm “bản sắc Trung Quốc”



Minh Tuấn Hoàng
Kênh VTV1 – chuyên về thời sự chính luận của Đài truyền hình Việt Nam – đã sử dụng bản đồ Việt Nam có hình lưỡi bò của Trung Quốc trong Bản tin thời tiết ngày 13/09/2017.
Đường lưỡi bò – hay còn gọi là đường chín đoạn – là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông mà Trung quốc chủ trương và đơn phương tuyên bố nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông đã bị Tòa Trọng Tài Quốc Tế ở The Hague (Hà Lan) tuyên bố bác bỏ.

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Vì sao Võ Kim Cự lại được trọng dụng?



Lê Anh Hùng | VOA | 14.9.2017

 Từ việc tội đồ được trao thêm chức vụ…
Võ Kim Cự là một trong những tội đồ đứng đằng sau thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Miền Trung năm 2016.
Dưới áp lực của dư luận, ngày 21/4/2017 nhân vật đầy tai tiếng và nhơ nhuốc này đã bị Ban Bí thư kỷ luật bằng hình thức xoá bỏ tư cách ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 - 2010 và nhiệm kỳ 2010 - 2015 (bao gồm cách chức cả các chức vụ: Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh theo quy định), trước khi buộc phải xin thôi nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết cho thôi nhiệm vụ ĐBQH khóa 14 vào ngày 15/5/2017) rồi bị Thủ tướng Chính phủ xoá tư cách nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005 - 2010 và nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010 - 2015 vào ngày 16/8/2017.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Nếu không bị kiềm chế, Trung Quốc sẽ là Đức quốc xã thứ hai



Minh Trung   
TTO - Đó là nhận định đầy lo lắng của cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon.
Cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon cho rằng nếu Mỹ không kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, nước này có thể đi theo "con đường đen tối" của Đức hồi thập niên 1930.
"Trung Quốc bây giờ là nước Đức hồi những năm 1930. Họ đang ở giữa ngã ba đường và có thể đi về một trong hai phía. Thế hệ trẻ (Trung Quốc) bây giờ quá sức yêu nước, gần như là dân tộc cực đoan" - ông Bannon trả lời phỏng vấn báo New York Times.

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Trung Quốc lộ điểm yếu sau căng thẳng với Ấn Độ



 Thành Minh   
  • Nếu không muốn chiến tranh hoặc lo ngại nguy cơ thất bại, Trung Quốc không nên quá mạnh miệng hoặc có những hành động đe dọa phản tác dụng.
Lộ bài đe dọa
Sau vụ căng thẳng biên giới với Ấn Độ vừa qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục thể hiện thái độ cứng rắn qua những tuyên bố ngoại giao. “Hỏa lực miệng” dường như đã trở thành sản phẩm “độc quyền” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính điều này đang khiến Trung Quốc bộ lộ điểm yếu chết người của mình.
Phương thức đe dọa quân sự của Trung Quốc đối với Ấn Độ xung quanh vụ Doklam bị đặt câu hỏi về tính hiệu quả thực sự. Khi căng thẳng biên giới bùng phát, Trung Quốc ngay lập tức triển khai quân đội để uy hiếp đối phương. Tuy nhiên, ngay giới phân tích Trung Quốc cũng phải thừa nhận vào thời điểm mang tính then chốt cần có hành động quân sự để nâng cao hiệu quả uy hiếp thì Bắc Kinh lại do dự và “án binh bất động”.

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

Để chặn đứng tham vọng của Kim Jong-Un, TQ cần một phần thưởng: toàn bộ Biển Đông



Panos Mourdoukoutas | Forbes
Trần Ngọc Cư dịch
Rõ ràng là, Trung Quốc (TQ) có thể chặn đứng việc Kim Jong-un tiếp tục thử tên lửa. Một lần dứt khoát và tránh phiền phức cho Mỹ và các đồng minh của Mỹ — và cho cả các nhà đầu tư vào thị trường châu Á.
Nhưng để làm việc này, TQ cần đến một phần thưởng to lớn, Biển Hoa Nam [Biển Đông Việt Nam]. Phải là toàn bộ Biển Hoa Nam, để Bắc Kinh có thể chính mình viết ra các luật lệ thông thương trên biển, khai thác toàn bộ các tài nguyên bên dưới và thỏa mãn tình cảm dân tộc mà TQ nuôi dưỡng từ trước đến nay.
Bán đảo Triều Tiên nằm cách xa Biển Hoa Nam. Nhưng cuộc khủng hoảng Bán đảo Triều Tiên hiện nay không tách rời với những gì đang diễn ra tại Biển Hoa Nam, vì có một diễn viên quan trọng đằng sau mỗi cuộc xung đột: đó là Trung Quốc.

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Vụ 8B Lê Trực: Hoàng Trung Hải phản đòn?



Lê Anh Hùng | VOA   

"Con ngựa thành Troy" Hoàng Trung Hải
Tháng 9/2015, vụ việc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Kinh Đô (Kinh Do TCI Group) xây dựng toà nhà Discovery Complex II tại địa chỉ 8B Lê Trực (quận Ba Đình, Tp Hà Nội) bắt đầu gây xôn xao dư luận trên báo chí “lề đảng” trước khi lan sang báo chí “lề dân”.
Ngày 24/3/2014, Sở Xây dựng Hà Nội cấp Giấy phép Xây dựng số 11/GPXD-SXD cho công trình toà nhà 8B Lê Trực, theo đó chiều cao công trình là 53m, với 18 tầng nổi và 4 tầng hầm. Tuy nhiên, vào thời điểm công trình gần như đã hoàn tất thì người ta mới tá hoả khi phát hiện ra toà nhà trong thực tế lại cao tới 69m (vượt giấy phép 16m) và gồm 19 tầng nổi (vượt 1 tầng so với giấy phép).
Quan trọng hơn, với chiều cao vượt trội so với các toà nhà xung quanh, gần gấp đôi lăng Hồ Chí Minh và sát ngay một bên trung tâm đầu não Ba Đình, toà nhà Discovery Complex II trông chẳng khác gì một toà tháp canh khổng lồ, cho phép giám sát mọi động tĩnh xung quanh khu vực đặc biệt nhạy cảm về an ninh quốc gia này.

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Trung Quốc coi thường phản ứng của Việt Nam về tập trận



Người Việt 
Tàu chiến TQ đến Davao, Philippines. Ảnh chụp ngày 30/4/2017.
Bắc Kinh nói Hải Quân Trung Quốc tập trận gần sát Việt Nam là theo kế hoạch huấn luyện thường xuyên hằng năm nên Việt Nam cần “bình tĩnh,” trong khi Hà Nội “bày tỏ quan ngại sâu sắc.”
Hôm Thứ Sáu, 1 Tháng Chín, Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho phát ngôn viên lên tiếng phản ứng về cuộc tập trận hải quân bắn đạn thật của Trung Quốc tiến hành phía Tây quần đảo Hoàng Sa hiện đang bị họ chiếm đóng. Khu vực Trung Quốc tập trận lại chỉ cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 75 hải lý.

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

18.000 tàu cá Trung Quốc lại tràn xuống Biển Đông



Minh Trung | 4.9.2017 

TTO - Khoảng 18.000 tàu cá từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc sẽ tràn xuống Biển Đông sau khi lệnh cấm đánh cá đơn phương của nước này kết thúc hồi giữa tháng 8.
Theo báo South China Morning Post của Hong Kong, giới quan sát dự báo nguy cơ va chạm giữa tàu cá Trung Quốc, thường hoạt động dưới sự bảo vệ của các tàu hải giám, và tàu của các nước trong khu vực sẽ tăng cao tại một số khu vực đang tranh chấp.
Một ngư dân tên Bao cho biết tàu cá từ cảng Tanmen, tỉnh Hải Nam, đã lập tức ra khơi sau khi lệnh cấm đánh bắt kết thúc ngày 16-8. 

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Trung Quốc đâu chỉ tập trận ở sát biển Việt Nam



Tuấn Khanh 
 Trang web www.eastpendulum.com, một trang chuyên về tình hình Châu Á và biển Đông, bản Pháp Ngữ, đã đăng tải một bài của nhà báo Henri Kenhmann có tụa đề “Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam” (tạm dịch: Gần một tháng tập trận đổ bộ gần cửa khẩu Việt Nam).
Bài viết đăng từ ngày 22/8, cho thấy sự kiện Trung Quốc tổ chức tập trận trên biển, cách Đà Nẳng chỉ có 75 hải lý, chỉ là một hoạt động đầy tính răn đe với riêng Việt Nam, tiếp theo cuộc tập trận trên bộ, kéo dài suốt trong cả tháng 8/2017.

Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

Trung Quốc đang nổ súng trên vùng biển chỉ cách Đà Nẵng 75 hải lý



Trương Duy Nhất 
Còn nhớ, hơn một năm trước, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS đã từng cảnh báo: Sau khi 3 sân bay trên các đảo nhân tạo tại “đá Chữ Thập”, “đá Subi” và “đá Vành Khăn” được đưa vào hoạt động, quân đội Trung Quốc sẽ kiểm soát toàn bộ không phận Biển Đông. Nghiêm trọng hơn, tầm tác chiến của các máy bay từ đảo “Chữ Thập” sẽ bao trùm toàn bộ Cam Ranh, căn cứ hải quân quan trọng số 1 Việt Nam.
Đến giờ, không còn cảnh báo với nguy cơ nữa, mà súng đã nổ.

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Hán nô viết sử Việt: 6 trang sử biện hộ cho cuộc chiến xâm lược VN của TQ sau 1975



Phạm Viết Đào 

Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vừa giới thiệu và phát hành các bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập) từ thời khởi thủy của Việt Nam đến năm 2.000, do tập thể các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu lịch sử của Viện Sử học biên soạn.
Trong đó, đáng chú ý, tại tập 14, từ trang 351 – 356  đã biên niên một số sự kiện liên quan tới cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động, đưa 60 vạn quân xâm phạm biên giới 6 tỉnh phía bắc Việt Nam 2-1979.
Bộ sách được coi là “chính sử” 15 tập dành vỏn vẹn 6 trang nói về 1 sự kiện: đó là hành động quân sự do Trung Quốc gây ra với Việt Nam sau 2/1979 với một số sự kiện có liên quan…