Nguyễn Đông
Cộng
đồng hướng dẫn viên Hoa ngữ tại Đà Nẵng cùng ký đơn gửi kiến nghị đến lãnh đạo
thành phố, bày tỏ nhiều bức xúc.
Ngày
20/9, cộng đồng hướng dẫn viên Hoa ngữ tại Đà Nẵng đã ký tên tập thể, đồng gửi
đơn kiến nghị đến Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cùng nhiều sở,
ngành liên quan phản ánh tình trạng ngày càng nhiều người Trung Quốc làm du lịch
"chui".
Theo
các hướng dẫn viên Hoa ngữ, thời gian gần đây, nhiều người Trung Quốc đã tham
gia thuyết minh trên xe khách và các danh lam thắng cảnh như một hướng dẫn viên
du lịch. Chưa dừng lại, những hướng dẫn viên "chui" còn thuyết minh
những thông tin sai sự thật về văn hóa Việt Nam.
Nội dung đơn còn cho rằng việc nhiều người Trung Quốc đến hoạt động du lịch "chui" không những vi phạm pháp luật Việt Nam, mà còn khiến cho hướng dẫn viên tiếng Trung mất công ăn việc làm. Các hướng dẫn viên còn cho rằng Sở Du lịch Đà Nẵng đã thờ ơ trong xử phạt.
Nội dung đơn còn cho rằng việc nhiều người Trung Quốc đến hoạt động du lịch "chui" không những vi phạm pháp luật Việt Nam, mà còn khiến cho hướng dẫn viên tiếng Trung mất công ăn việc làm. Các hướng dẫn viên còn cho rằng Sở Du lịch Đà Nẵng đã thờ ơ trong xử phạt.
Hướng dẫn viên Trung Quốc (người đưa tay nói) bị ghi hình đang dẫn
đoàn,
xuyên tạc lịch sử tại chùa Linh Ứng hồi năm 2016. |
Chiều
cùng ngày, ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết đã tiếp
nhận đơn của cộng đồng hướng dẫn viên Hoa ngữ. Sở đã và đang tiếp tục vào cuộc
xác minh, xử lý tình trạng hướng dẫn viên hoạt động chui, không có chuyện thờ
ơ.
Để
đánh giá Sở Du lịch có thờ ơ trong việc xử lý hướng dẫn viên nước ngoài hay
không, theo ông Cường "cần so sánh với các nơi khác như Nha Trang (Khánh
Hòa), Quảng Ninh khi có chung thực trạng người Trung Quốc làm hướng dẫn viên du
lịch, xem Đà Nẵng có lộn xộn hơn".
Ông
Cường cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, Sở Du lịch thành phố đã xử lý 86
trường hợp và phạt 742 triệu đồng các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động lữ
hành và hướng dẫn. Trong đó, 12 người nước ngoài hoạt động du lịch trái phép bị
xử phạt tổng cộng 25 triệu đồng.
Riêng
bức xúc "mất công ăn việc làm", ông Cường nói từ đầu năm đến nay đã
có thêm hơn 160 người được cấp thẻ hướng dẫn viên tiếng Trung, nâng tổng số người
có thẻ hướng dẫn viên tiếng Trung do Đà Nẵng cấp lên hơn 620 người. Thêm vào đó
là 200 hướng dẫn viên tiếng Trung từ nơi khác đến. Số người hành nghề tăng, nên
cũng phải chia sẻ khối lượng công việc và đòi hỏi hướng dẫn viên phải nhiệt
tình, nâng cao năng lực hơn.
Lực
lượng quá mỏng để bắt quả tang
Phó
Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, từ năm 2016 đến nay, đã phối hợp chặt chẽ
với cộng đồng hướng dẫn viên trên địa bàn để xử lý những trường hợp hoạt động
trái phép. Không riêng gì người Trung Quốc làm du lịch "chui", mà lượng
hướng dẫn viên Hàn Quốc cũng rất nhiều.
Nhận
tin báo có người Trung Quốc hay Hàn Quốc đang làm hướng dẫn viên du lịch tại Đà
Nẵng, Sở đều cử thanh tra xuống các điểm tham quan kiểm tra.
Ông
Cường nói rất nhiều trường hợp hướng dẫn viên Hoa ngữ báo tin nhưng Sở không thể
xử lý. Có khi hướng dẫn viên cho biết có người Trung Quốc đang hướng dẫn khách
tại Bà Nà (cách trung tâm Đà Nẵng hơn 20km), hay danh thắng Ngũ Hành Sơn (cách
trung tâm khoảng 7km), thanh tra đến nơi thì đoàn khách đã đi nơi khác.
"Muốn
xử lý người nước ngoài làm du lịch chui phải chứng minh rõ ràng hành vi, có đầy
đủ chứng cứ từ hình ảnh, video... thì Sở mới xử lý được. Nhiều trường hợp hướng
dẫn viên Việt Nam báo có tình trạng người nước ngoài thuyết minh cho khách trên
xe ôtô, nhưng chúng tôi không thể chặn xe để bắt quả tang", ông nói.
Do
liên quan đến yếu tố người nước ngoài, ông Cường cho biết "nếu làm không
đúng, thì sẽ cực kỳ nhạy cảm". Nếu không đủ chứng cứ mà cố xử lý thì sẽ
làm rối loạn và phức tạp thêm, ảnh hưởng đến những đoàn khách đến du lịch Đà Nẵng.
Tám
tháng đầu năm, Đà Nẵng đón hơn 390.000 lượt khách Trung Quốc (tăng 16% so với
cùng kỳ), gần 600.000 lượt khách Hàn Quốc (tăng 50%).
"Thanh
tra chỉ có bốn người đảm nhận mảng lưu trú, các khu điểm, và cả lữ
hành. Hai tháng vừa qua, chúng tôi phải tăng cường thêm cả quân của phòng
nghiệp vụ, trung tâm xúc tiến du lịch, ban quản lý bán đảo Sơn Trà và ở các quận
huyện tham gia cắm chốt kiểm tra tại các điểm du lịch", ông Cường nói.
Theo
ông Cường, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã tiếp tay cho người nước ngoài vi phạm
pháp luật. Thêm vào đó, nhiều hướng dẫn viên người Việt còn đứng ra nhận lỗi
thay cho hướng dẫn viên nước ngoài.
Để
có thể bắt tận tay người Trung Quốc hay Hàn Quốc hướng dẫn viên du lịch tại Đà
Nẵng, theo ông Cường cần sự phối hợp chặt chẽ của cộng đồng hướng dẫn viên người
Việt.
"Quan
điểm của Đà Nẵng là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Xử kịch khung theo quy
định chứ không thêm, bớt", ông Cường nói.
Nguồn:
VnExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét