Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Trung Quốc tập trận sát Việt Nam: Hù dọa trên bộ để áp lực trên biển?



Mai Vân  
Trong hơn một tháng gần đây, báo giới quốc tế đã bình luận rất nhiều về căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, với sự kiện Bắc Kinh dọa tấn công các cơ sở Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội không đình chỉ việc cho khoan dò tìm trong khu vực lô 136-06 gần bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Việt Nam đã tuyên bố có toàn quyền trong vùng biển của mình, nhưng trong thực tế thì một công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol được giao phó việc thăm dò đã cho tàu khoan của mình rút ra khỏi vùng khai thác và trở lại Malaysia hôm 14/08/2017. Đối với giới quan sát, dù Việt Nam không chính thức nói gì về vụ này, nhưng đã phải lùi bước trước sức ép quá mạnh của Trung Quốc, và nhất là khi Bắc Kinh đe dọa dùng võ lực.

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Trung Quốc đang có lợi thế chưa từng thấy trên Biển Đông?



Ngọc Lễ
Ngoại trưởng TQ Vương Nghị
Giữa lúc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump không mấy quan tâm đến Biển Đông và khối ASEAN gần như mất tác dụng trước ảnh hưởng của Trung Quốc, Bắc Kinh giờ đây “có thể muốn làm gì thì làm trên Biển Đông”, một nhà nghiên cứu về Biển Đông nói với VOA.
Tình hình này đã đẩy Việt Nam vào thế bất lợi, buộc phải nhượng bộ Trung Quốc trong khi Trung Quốc hoàn toàn có thể chi phối quá trình thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử (COC) cho Biển Đông, theo Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia.
Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc đầu tháng 8 vừa thông qua “Khung sườn về Quy tắc Ứng xử Biển Đông” ở Manila để làm cơ sở hướng dẫn các cuộc đàm phán về COC.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

‘Người hùng’ chiến tranh xâm lược VN năm 1979 trở thành tổng tham mưu trưởng quân đội TQ



Trọng Thành
Chính quyền Trung Quốc bổ nhiệm tướng Lý Tác Thành (Li Zuocheng) làm tổng tham mưu trưởng. Nguyên là tư lệnh lục quân, viên tướng này từng được phong làm “anh hùng”, vì các chiến tích trong cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi, nhưng đẫm máu, chống Việt Nam năm 1979.
Theo Reuters, trong một thông báo ngắn được đưa ra vào cuối ngày hôm qua, 26/08/2017, tướng Lý Tác Thành lần đầu tiên được gọi là “tổng tham mưu trưởng”. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc không hề thông tin về việc bổ nhiệm, mà chỉ đơn giản thông báo tổng tham mưu trưởng Lý Tác Thành có cuộc tiếp xúc với đồng nhiệm Pakistan Qamar Javed Bajwa tại Dushanbe, thủ đô Tadjikistan.

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Trung Quốc bị nghi đứng sau tai nạn tàu chiến Mỹ ở Singapore



Trọng Thành 
Vụ chiến hạm Hoa Kỳ USS John S. McCain bị đâm thủng ngay tại vùng biển ngoài khơi Singapore, hôm thứ Hai 21/08/2017, gây chấn động. Đây là vụ tai nạn lớn thứ tư của tàu chiến Mỹ từ đầu năm đến nay. Nhiều người nghi ngờ năng lực của Hải Quân Mỹ, tuy nhiên vai trò của Bắc Kinh trong vụ việc này cũng là câu hỏi được đặt ra. Báo Úc The Australian hôm nay, 25/08, có bài : “Trung Quốc bị nghi đằng sau vụ tai nạn tàu chiến Mỹ ”.
Báo Úc dẫn lời một cựu sĩ quan Hải Quân Hoàng Gia Anh, xin ẩn danh, ghi nhận một hiện tượng mà ít người để ý, đó là hoạt động của một tàu chở dầu Trung Quốc, mang tên Guang Zhou Wan, vào thời điểm xảy ra vụ đâm tàu. Các hình ảnh về giao thông hàng hải được ghi lại vào thời điểm đó, cho thấy tàu chở dầu Trung Quốc đã có những chuyển động đáng ngờ, trước khi tai nạn xảy ra. 

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Dấn Thân Hơn Nữa, Quyết Liệt Hơn Nữa



Nhóm Bà Đầm Xòe
  • Bài viết nhân kỷ niệm 73 năm Quốc khánh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Sự uất ức bị kìm kẹp, đè nén, bị bóc lột đến tận xương tủy trong dân chúng đã luôn như thùng thuốc nổ chỉ đợi dịp là bùng lên; trong khi thể chế độc tài sắp hộc máu vì nợ nần chồng chất, sản xuất kinh doanh thiếu vốn, thị trường buôn bán ngày một co hẹp, Kiều bào thít hầu bao, chóp bu đấu đá tranh giành quyền tiền đến hồi chém giết lẫn nhau, tăng cường sự vơ vét của cải trong dân, gia tăng đàn áp người đấu tranh,… là những dấu hiệu lộ rõ sự khốn quẩn cùng đường, tất yếu dẫn đến sự sụp đổ không thể cưỡng lại của thể chế cộng sản độc tài Đảng cộng sản Việt Nam.
Thời gian sụp đổ sẽ diễn ra không thể kéo dài quá năm 2020.
Những người cộng sản cầm quyền thấy rất rõ điều này.
Những người đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam cũng thấy rất rõ điều này.

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Tàu Trung Quốc số hiệu 46106 tấn công, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam



Tiếng Dân

LTS: Cuối cùng thì cũng có một bài báo “lề phải” đã gọi đúng tên con tàu ôn dịch 46106 là “tàu Trung Quốc”, không còn gọi là “tàu lạ” như các tờ báo khác nữa. Tàu 46106 chính là con tàu Trung Quốc đã liên tục tấn công nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam, mà trang Tiếng Dân đã nhiều lần nhắc tới trong các bản tin hàng ngày.
Thế nhưng, vẫn chưa nghe một “cơ quan chức năng” nào lên tiếng phản đối hành động cướp bóc của con tàu này. Những người đứng đầu các cơ quan của đảng và nhà nước: im lặng. Bộ Ngoại giao: im lặng. Các cơ quan ban ngành đoàn thể của đảng và nhà nước: im lặng

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

BOT: ‘Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!’



Lê Anh Hùng | VOA    


Từ dự án BOT đường tránh Cai Lậy…
Mấy hôm nay, dư luận Việt Nam đặc biệt xôn xao trước một sự kiện hy hữu mà giới truyền thông ví von là “Cai Lậy thất thủ”.
Để phản đối việc chủ đầu tư thu phí giao thông bất hợp lý trong dự án BOT “Đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 qua đoạn tránh thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km 1987+560 - Km 2014+000” tại Tiền Giang, các tài xế đã sử dụng chiêu thức dùng những tờ tiền mệnh giá thấp để mua vé. Việc kiểm đếm tiền lẻ mất nhiều thời gian khiến giao thông bị ùn tắc kéo dài trên quốc lộ 1A. Kết quả là chỉ sau 15 ngày đi vào hoạt động, trạm thu phí BOT Cai Lậy đã phải 5 lần xả trạm do tình trạng ùn tắc kéo dài. Cuối cùng, rạng sáng ngày 15/8, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH BOT Cai Lậy đã phải rút toàn bộ nhân viên khỏi trạm thu phí.
Hai lý do khiến giới tài xế phản đối trạm thu phí BOT Cai Lậy là mức phí cao khác thường và đặc biệt là nó được đặt ngay trên quốc lộ 1, khiến những phương tiện không đi vào đường tránh cũng buộc phải trả phí. (Nhà chức trách và chủ đầu tư thì biện minh cho việc đặt trạm thu phí tại vị trí hiện nay là do trong dự án có hợp phần “tăng cường mặt đường đoạn Km 1987+560 - Km 2014+000”.)

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương



Đỗ Mạnh Hoàng 

Cuốn “Lửa ở trên nước” [Fireon the Water: China, America, and the Future of the Pacific] (10 chương, 272 trang) là một nghiên cứu quan trọng về tác động của quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tác giả Robert Haddick đã sử dụng 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về xu hướng an ninh ở châu Á để phân tích sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và chiến lược ứng phó của Mỹ và chỉ ra rằng chiến lược của Mỹ hiện không hiệu quả và có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột tại khu vực. Tác giả cho rằng các ứng phó của Mỹ đối với chiến lược hiện đại hóa của Trung Quốc tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày càng lấn tới, bắt nạt các nước nhỏ trong các yêu sách chủ quyền. Biện pháp tác chiến của Mỹ (dù được cải tiến) đã lỗi thời và không bắt kịp với tốc độ hiện đại hóa của Trung Quốc. Tác giả khuyến nghị một chiến lược quân sự mới giúp nâng cao năng lực tác chiến của Mỹ để đối phó hiệu quả với năng lực quốc phòng của Trung Quốc và duy trì ổn định khu vực. 

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Trung Quốc điên cuồng khủng bố ngư dân Việt Nam trên Biển Đông



Lê Anh Hùng

Thời gian gần đây, Trung Quốc tăng cường khủng bố ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, với hàng loạt vụ tàu cá của ngư dân bị tấn công.
Báo Thanh Niên đưa tin: Cứu 6 ngư dân gặp nạn trên tàu cá bị 2 tàu Trung Quốc đâm chìm. Tàu cá QNg 95001 TS cùng 6 ngư dân đã bị 2 tàu Trung Quốc 46105 và 46106 đâm chìm ngày 18/8, ở khu vực Đá Chim Yến, thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Năm ngoái, VTV đưa tin, tàu cá QNg 95001 TS do ngư dân Huỳnh Văn Khanh làm chủ, đã từng bị con tàu “ôn hoàng” hải giám 46102 của Trung Quốc truy đuổi và sách nhiễu vào ngày 9/7/2016.

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Trung Quốc nổi giận vì Nhật Bản ‘bênh’ Ấn Độ



Trà My 
(Dân Việt) Không hài lòng trước sự ủng hộ của Nhật Bản với Ấn Độ, Trung Quốc vừa yêu cầu Tokyo "không đưa ra ý kiến ngẫu nhiên trước khi làm rõ các sự kiện có liên quan".
  
Ảnh minh họa: Times of India
Ngày 17.8, đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ, ông Kenji Hiramatsu, khẳng định lập trường không ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp biên giới Trung-Ấn: “Điều quan trọng là tất cả các bên liên quan không được cố gắng làm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình”.

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Chiến tranh thương mại với Trung Quốc: Mỹ nổ phát súng đầu



Nguỵ An

Washington vừa khởi động cuộc điều tra về việc Trung Quốc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ Mỹ, động thái được cảnh báo có thể làm bùng nổ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Mỹ vừa khởi động cuộc điều tra về việc Trung Quốc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ Mỹ, căn cứ theo Khoản 301, Đạo luật Thương mại 1974 của nước này.
"Ngày 14/8, Tổng thống Trump đã chỉ đạo tôi tìm hiểu luật pháp, chính sách và các hoạt động của Trung Quốc có thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và sự phát triển công nghệ của Mỹ", Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết trong một thông cáo.
"Sau khi trao đổi ý kiến với các bên liên quan và các cơ quan chính phủ khác, tôi xác định rằng những vấn đề quan trọng này cần được điều tra kỹ lưỡng", Business Insider dẫn lời ông Lighthizer cho hay.

Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

VN đơn độc trong khi TQ đẩy mạnh chiến dịch ve vãn ASEAN?



Hoài Hương

Trung Quốc đang sử dụng các công cụ quân sự, tài chính, thương mại và ngoại giao để gây chia rẽ trong khối ASEAN, khiến cho Việt Nam trở nên đơn độc hơn trước các hành động thể hiện chính sách bành trướng ngày một lộ liễu hơn của nước láng giềng phương Bắc. Việc Trung Quốc sẵn sàng mở hầu bao và áp dụng chiến dịch vừa áp lực vừa lấy lòng các nước ASEAN theo kiểu “cây gậy và củ cà rốt” đã chứng tỏ là hiệu quả, một số nước láng giềng Việt Nam đã có dấu hiệu thần phục, hoặc ít ra, hòa hoãn hơn nhiều với Trung Quốc trong khi Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi ‘giấc mơ Trung Hoa’ trên Biển Đông và xa hơn nữa. Truyền thông khu vực và giới quan sát nói gì về lập trường cứng rắn hơn của Việt Nam liên quan tới Biển Đông và bộ Quy tắc Ứng xử đang được thương lượng giữa Trung Quốc và ASEAN?

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Biển Đông: Tàu chiến và dân quân biển Trung Quốc đến sát đảo Thị Tứ




Một dân biểu Philippines ngày 14/08/2017 đã lên tiếng báo động về các hành vi « bất thường » của Trung Quốc sát đảo Thị Tứ - mà Philippines đang kiểm soát và đặt tên là Pag-asa - tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trả lời báo chí Philippines, dân biểu này lo ngại trước nguy cơ Trung Quốc tìm cách chiếm đóng các cồn cát gần đảo Thị Tứ.
Theo dân biểu Gary Alejano, các nguồn tin từ quân đội Philippines cho biết là đã có đến 5 tàu Trung Quốc, bao gồm hai hộ tống hạm, một tàu hải cảnh và hai tàu cá lớn, bên trên có chở vố số dân quân biển, xuất hiện tại khu vực sát đảo Thị Tứ từ hôm 12/08 vừa qua.

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Tàu khoan dầu rời Việt Nam dưới áp lực của Trung Quốc

VOA 

Tàu khoan dầu gây tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông đã về đến vùng biển ngoài khơi cảng Labuan của Malaysia, theo dữ liệu hàng hải của hãng tin Thomson Reuters Eikon hôm 14/8.
Tàu khoan dầu Deepsea Metro I đã ngưng hoạt động tại Lô 136/3 của Việt Nam hồi tháng trước, sau khi Trung Quốc gây áp lực, cho rằng khu vực mà hãng Repsol của Tây Ban Nha được nhượng quyền khai thác nằm trong phần chồng lấn của các tuyến đường thủy mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Theo dữ liệu hàng hải của Thomson Reuters Eikon, tàu khoan dầu này do công ty Odfjell Drilling Ltd. của Na Uy sử dụng, được biết là đang ở khu vực đảo Labuan lúc 9h17 sáng (giờ 0117 GMT). Dữ liệu mới nhất cho biết rằng tàu này có mặt tại địa điểm khoan dầu là vào ngày 30/7.

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Không quân Trung Quốc liên tục diễn tập quanh Đài Loan



Trọng Nghĩa  

Bộ Quốc Phòng Đài Loan hôm nay, 13/08/2017 loan báo : Liên tiếp trong hai ngày cuối tuần, phi cơ quân sự Trung Quốc, trong đó có oanh tạc cơ, đã thực hiện những phi vụ tập huấn quanh Đài Loan, bay qua không phận vùng cực nam rồi bay vòng qua không phận phía bắc của hòn đảo, gần Nhật Bản.
Theo nguồn tin trên, vào hôm nay, hai chiếc máy bay vận tải quân sự của Trung Quốc đã bay qua eo biển Ba Sĩ (Bashi) giữa Đài Loan và Philippines trước hướng ngược lên gần đảo Miyako của Nhật Bản, nằm ở phía bắc của Đài Loan. Tại đó, vận tải cơ Trung Quốc đã nhập đội cùng với hai chiến đấu cơ Trung Quốc trước khi tất cả bay trở về căn cứ.

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Một người TQ mang lậu 1 triệu USD sang VN để mua đất hay mua người?



Nguyễn Duy Chiến 
TPO - Cho 9.273 tờ USD, mệnh giá 100 USD/tờ vào trong ba lô; ông Lý Gia Kỳ (quốc tịch Trung Quốc) lén lút vận chuyển qua đường mòn Cốc Nam từ Trung Quốc vào Việt Nam. 
Trên đường vận chuyển tới tỉnh Quảng Ninh thì bị lực lượng chức năng Lạng Sơn phát hiện, bắt giữ.
Ngày 13/8, ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn sơ bộ kết luận số tiền, gồm 9.273 tờ USD mà Li Jia Qi (Lý Gia Kỳ, SN 1991, trú quán tại Quảng Đông, Trung Quốc) là tiền thật; đồng thời tạm giữ đối tượng này để điều tra về hành vi vận chuyển ngoại tệ trái phép qua biên giới.

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Đức Cha Nguyễn Thái Hợp: "Công ty Formosa, một tổ chức ma mãnh"



Thanh Trúc 

Hơn một năm sau khi thảm họa môi trường biển, do công ty gang thép Formosa gây ra tại 4 tỉnh bắc miền Trung, cũng là địa phương có Giáo phân Vinh do Đức Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp phụ trách. Đại diên cho những giáo dân cũng là ngư dân bị tác động bởi thảm họa, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã dẫn đầu phái đoàn đến tại Đài Loan nơi có trụ sở chính của công ty Formosa để đòi công lý cho người bị tác động.
Trở về từ Đài Loan, Đức Giám Mục đã dành cho Thanh Trúc cuộc nói chuyện về chuyến làm việc. Trước hết ông cho biết:
Đức GM Nguyễn Thái Hợp: Với tính cách là Ủy Ban Hỗ Trợ Các Nạn Nhân Của Thảm Họa Môi Trường Biển, nhóm chúng tôi có  ba bốn người, rồi cũng có một số trong nhóm hiện ở Đài Loan như Cha Hùng. Đặc biệt tại Đài Loan chúng tôi được gặp một số luật sư, giáo sư, những thành viên của xã hội dân sự cũng đang trong tiến trình khiếu kiện chống lại thảm họa môi trường mà công ty Formosa gây ra trên chính quê hương của mình trong những năm qua. Tôi  rất vui mừng về chuyến đi đó.

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, ‘ba không’ và có gì hơn không?




Hạ Sĩ Andrew Pilieri phụ trách giám lộ ở mũi của USS San Diego khi quân vận hạm này đang trên đường vào Cam Ranh hôm 6 Tháng Tám. Ðây là chiến hạm đầu tiên của Hoa Kỳ chở theo thủy quân lục chiến của Lữ Ðoàn 15 Viễn Chinh ghé vào Việt Nam. (Hình: DVIDS)

VIỆT NAM (NV) – Năm tới, một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ sẽ ghé thăm Việt Nam. Trong bối cảnh như hiện nay, yếu tố này trở thành một sự kiện nhưng sự kiện đó sẽ vô nghĩa nếu còn “ba không.”
Hiểm họa tuy cũ nhưng hậu quả thì mới

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị xử lý: kết cục của một kẻ tận trung với Trung Quốc



Lê Anh Hùng | VOA   

Truyền thông nhà nước hôm 3/11 vừa qua đồng loạt đưa tin: cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng bị Ban Bí thư TW Đảng, dưới sự chủ trì của TBT Nguyễn Phú Trọng, kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương giai đoạn 2011 - 2016. Đồng thời, Ban Bí thư còn đề nghị bên Chính phủ, Quốc hội cùng chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính với ông Vũ Huy Hoàng đồng bộ với kỷ luật Đảng.
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết định, nếu không tìm ra được một “con dê” nào để “tế thần” thì e rằng nó sẽ như quả bóng bị xì hơi. Và cho dù đã về hưu được mấy tháng nhưng một cựu bộ trưởng như ông Vũ Huy Hoàng vẫn được xếp vào diện “hổ nhỡ”.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

VPA: Thương lái Trung Quốc đang lũng đoạn thị trường hồ tiêu Việt Nam



Phương Đông 

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đề nghị doanh nghiệp thận trọng khi giao dịch mua bán với doanh nghiệp Trung Quốc để tránh hiện tượng gom hàng, làm giá.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), có bằng chứng cho thấy một nhóm doanh nghiệp Trung Quốc đang điều khiển thị trường hồ tiêu của Việt Nam những ngày gần đây. 
Cụ thể, một số công ty xuất khẩu hồ tiêu đều có hiện tượng nhóm doanh nghiệp Trung Quốc đến đặt mua. Điều bất thường là doanh nghiệp đặt giá nào họ cũng đồng ý mua và yêu cầu ký hợp đồng. Sau đó, họ thuê khách sạn ở gần trụ sở các công ty này và liên tục hối thúc thực hiện hợp đồng.

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Obor – kế hoạch bành trướng của Trung Quốc



Từ Thức 
Trung Hoa đang thực hiện một kế hoạch đại quy mô để chinh phục thế giới nhằm thay thế vai trò cường quốc số một của Hoa Kỳ và giải quyết những khó khăn nội bộ. Kế hoạch gọi là ‘’Cuộc chạy đua 100 năm‘’ (The Hundred-Years Marathon) chính giới Tây Phương đều biết, nhưng không ai đề cập tới vì sợ dư luận lo sợ.
ONE BELT, ONE ROAD
Tuần báo Pháp, trong số đặc biệt về tham vọng đế quốc của Trung Hoa (1), đã nói về những chương trình vĩ đại của Trung quốc. Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, vì kẹt giữa hai lộ trình của Tầu, mệnh danh là kế hoạch Obor, One Belt, One Road (một vòng đai, một đại lộ). Đại lộ: con “đường lụa‘’ (route de la soie), chạy từ Trung Hoa, qua Lào, sát nách VN, Pakistan tới tận Âu Châu. Vòng đai: con đường hàng hải từ Biển Nam Hải qua Đại dương Ấn độ, dẫn tới các hải cảng Á và Phi Châu.

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Đại tá Nguyễn Văn Tuyến yêu cầu xử lý Hán tặc Hoàng Trung Hải



Hoàng Trung Hải và Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo
Hà Nội ngày 2 tháng 7 năm 2017
Kính gửi: Đồng chí Nguyễn phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Tôi: Nguyễn Văn Tuyến, 92 tuổi đời, 71 tuổi Đảng, cán bộ Tiền Khởi nghĩa, đại tá quân đội nghỉ hưu.
Với tư cách là một đảng viên lâu năm, với lương tâm, trách nhiệm của người đảng viên đứng trước sự khủng hoảng lòng tin của Nhân dân, của đảng viên đối với Đảng, trước hết với Ban chấp hành TW, nhất là với Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW hiện nay (khóa IX) trên tất cả mọi mặt, đặc biêt là vấn đề cốt lõi: đường lối của Đảng do Đại hội XII đề ra.
Thực chất sau 30 năm Đổi mới theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng có những bước, những mặt phát triển thần kỳ, nhất là nông nghiệp đã tạo được sức sống của một dân tộc từ chỗ đi vay, đi xin viện trợ từng bữa ăn do hậu quả của chiến tranh, do bị cấm vận… đến nay chúng ta đã có thể sản xuất lương thực là một trong những nước đứng đầu tế giới thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và đã lọt vào tốp thu nhập trung bình thế giới.

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Hết cửa tồn tại cho một dân tộc có tên Việt Nam



Bà Đầm Xoè
Ai cũng biết muốn sống được thì phải ăn uống hàng ngày. Và để có cái ăn, Việt Nam đã đu dây vác giá đi vay, đi xin ăn khắp cả thế giới. Vay cốt chỉ để ăn và cướp để nên nợ nần chồng chất. Hiện đã lên đến 410 tỷ đô la, cao gấp 2 lần giá trị làm ra của cả đất nước trong một năm. 
Như vậy, về bản chất người Việt Nam, không những đã ăn hết của cải của đời mình mà còn ăn lạm vào của cải của đời con đời cháu. Tuy đã ăn lạm, nhưng không ăn thì chết, nên Việt Nam vẫn phải tiếp tục hăng hái làm kẻ ăn mày, ăn xin trên khắp thế giới. 
Thực tế, từ đầu năm đến nay, chính phủ của ông Phúc đã chạy đôn chạy đáo khắp thế giới để vay, xin. Nhưng xem ra việc vay, xin ngày một khó khăn và như cánh cửa cho vay, xin từ các nước đang từ từ khép lại khi cuối tháng 7/2017 Việt Nam tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại nước Đức. Sự kiện hiện đang ồn ào dự luận và người Đức, một cường quốc thế giới, đứng đầu châu Âu đã nổi giận, ra lệnh trục xuất và áp tải Bí thư thứ nhất đại sứ quán Việt Nam tại Đức phải về nước, đồng thời nhắc nhở Việt Nam sẽ gặp khó trong quan hệ đối tác, làm ăn.

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Không đổ bùn xuống biển, mỗi ngày nộp cho Trung Quốc $620,000



Người Việt   
BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Bị dư luận dồn vào thế không còn đường thoát, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường đành tiết lộ lý do chính khiến chính phủ Việt Nam không lắc đầu với đề nghị đem bùn đổ xuống biển.
Tại cuộc họp báo hôm 3 Tháng Tám, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường, nói rằng theo hợp đồng liên quan đến việc đầu tư, xây dựng nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1, bên nào chậm trễ sẽ bị phạt, mức phạt là $620,000/ngày. Vì vậy, Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam và Bộ Công Thương phải lựa chọn “phương án tốt nhất.”
Tuy ông Hà không giải thích gì thêm nhưng thông tin do ông tiết lộ đồng nghĩa với việc, Việt Nam chỉ còn một đường, gật đầu cho “chủ đầu tư” dự án nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 đổ xuống biển một triệu tấn bùn. Nếu chần chừ, dự án đầu tư không hoàn tất đúng kế hoạch thì phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng.

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Big C bị người Thái thâu tóm: ‘song kiếm’ Tàu - Thái và nền kinh tế Việt



Lê Anh Hùng | VOA    



Cuộc đổ bộ ồ ạt của người Thái
Cuối tháng 4/2016, giới doanh nghiệp cũng như dân chúng Việt Nam bàn tán xôn xao trước thông tin chuỗi siêu thị Big C rơi vào tay tập đoàn Central Group của tỷ phú Tos Chirathivat đến từ Thái Lan với mức giá 1,14 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức 800 triệu USD mà người ta dự báo trước đó.
Đây là sự kiện mới nhất trong làn sóng đổ bộ ồ ạt của người Thái vào thị trường bán lẻ ở Việt Nam, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của họ trong việc thâu tóm hệ thống siêu thị và thống lĩnh thị trường bán lẻ ở Việt Nam.
Tháng 1/2013, Tập đoàn Berli Jucker Plc (BJC) của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đã hoàn tất việc mua lại quyền kiểm soát Phú Thái Group, một tập đoàn tư nhân của Việt Nam chuyên về phân phối và bán lẻ hàng tiêu dùng.

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Phe Dân chủ ủng hộ Trump ‘mạnh tay’ với Trung Quốc



Reuters | 3/08/2017  
Ba thượng nghị sĩ cao cấp bên đảng Dân chủ kêu gọi Tổng thống Donald Trump ‘mạnh tay’ với Trung Quốc trong lúc ông Trump đang cân nhắc việc mở cuộc điều tra về các thực hành thương mại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh.
Lãnh đạo đảng Dân chủ ở Thượng viện, ông Chuck Schumer, thúc giục Tổng thống Trump bỏ qua cuộc điều tra để tiến thẳng tới việc có hành động với Trung Quốc.
Hai thượng nghị sĩ Ron Wyden và Sherrod Brown cũng kêu gọi Trump ‘kìm cương’ Trung Quốc.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Trung Quốc xuất khẩu ô nhiễm: Việt Nam khó tránh quả đắng?


Thành Luân


Vay tiền Trung Quốc để nhập công nghệ, thiết bị Trung Quốc
Bàn về chiến lược xuất khẩu nhiệt điện than của Trung Quốc, một số chuyên gia cho rằng, điều này xuất phát từ tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của Trung Quốc, trong khi đó quốc gia này vẫn phải duy trì ngành công nghiệp nhiệt điện than để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm của Trung Quốc đang rất nghiêm trọng và trong quá trình phát triển từ nay về sau, Trung Quốc sẽ từng bước giảm bớt sản xuất gang thép, nhiệt điện than.

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Hồ Tràm Strip: hiểm hoạ Trung Quốc trong một đại dự án mờ ám



Lê Anh Hùng | VOA 


Một siêu dự án mờ ám
Công ty Asian Coast Development Ltd. (ACDL) được thành lập ngày 18/7/2006 tại thành phố Toronto, bang Ontario, Canada và hiện đặt trụ sở tại Vancouver, bang British Columbia.
Ngay sau đấy, ACDL bắt tay vào chuẩn bị các thủ tục cho việc đầu tư xây dựng một dự án nghỉ dưỡng kiêm sòng bài ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Và thật kỳ lạ, một doanh nghiệp mới toe với vài thành viên, vốn liếng chưa sẵn sàng,[i] chưa có bất kỳ hoạt động gì mà chỉ hơn một năm sau, ngày 12/3/2008, ACDL đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một siêu dự án với tổng mức đầu tư cam kết lên tới 4,2 tỷ USD tại Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam vào thời điểm đó. Tổng diện tích dành cho dự án lên tới hơn 162ha, kéo dài hơn 2,2km dọc theo bãi biển Hồ Tràm.