Doanh
nghiệp nghìn tỉ biến đi đâu?
Gần đây có một bài báo theo dạng điều tra đăng trên báo điện tử Tầm Nhìn về sự
biến mất của toàn bộ lãnh đạo công ty cổ phần tập đoàn Tây Giang. Tất nhiên, rất
nhanh chỉ sau đó chưa đầy 72 tiếng đồng hồ bài báo đã biến mất, đi cùng với nó
là một loạt các bài báo có liên quan tới công ty cổ phần tập đoàn Tây Giang
trên trang báo điện tử này.
Thắc mắc trước một sự biến mất chúng tôi liền tò mò đi tìm hiểu xem công ty cổ phần tập đoàn Tây Giang này là sở hữu của ai mà kỳ lạ đến vậy? Để bắt đầu tìm hiểu, chúng tôi sử dụng công cụ rẻ tiền và hữu hiệu nhất là google, rất ngạc nhiên là khi gõ từ khoá công ty cổ phần tập đoàn Tây Giang thì địa chỉ trang web chính thức của công ty là: http://www.tggroup.vn hiện lên dòng chữ THIS ACCOUNT HAS BEEN SUSPENDED (tài khoản đã tạm ngưng). Ngoài đường dẫn tới website chính thức của Tây Giang đã tạm ngưng chúng tôi vẫn tìm thấy các đường dẫn tới các bài báo viết về Tây Giang.
Thắc mắc trước một sự biến mất chúng tôi liền tò mò đi tìm hiểu xem công ty cổ phần tập đoàn Tây Giang này là sở hữu của ai mà kỳ lạ đến vậy? Để bắt đầu tìm hiểu, chúng tôi sử dụng công cụ rẻ tiền và hữu hiệu nhất là google, rất ngạc nhiên là khi gõ từ khoá công ty cổ phần tập đoàn Tây Giang thì địa chỉ trang web chính thức của công ty là: http://www.tggroup.vn hiện lên dòng chữ THIS ACCOUNT HAS BEEN SUSPENDED (tài khoản đã tạm ngưng). Ngoài đường dẫn tới website chính thức của Tây Giang đã tạm ngưng chúng tôi vẫn tìm thấy các đường dẫn tới các bài báo viết về Tây Giang.
Cách
đây 4 năm, trong buổi làm việc với ông Phạm Duy Cường, lúc đó là chủ tịch UBND
tỉnh Yên Bái về dự án xây dựng nhà máy chế biến kim loại tại huyện Văn Chấn. Bà
Trần Thị Tuyết dẫn đầu đoàn đã giới thiệu với tỉnh Yên Bái công ty cổ phần tập
đoàn Tây Giang có 20 công ty trực thuộc, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu
Việt Nam trong ngành khai thác công nghiệp, chế biến sâu khoáng sản với các sản
phẩm quặng kim loại đen và kim loại màu.
Tập
đoàn nay có sự dính líu của một số quan chức trong chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy
Hoàng làm việc với Công ty cổ phần Mangan Việt Bắc, thuộc Tập đoàn Công nghiệp
Tây Giang; thăm Nhà máy khai thác và chế biến Fero Silicon Mangan do Công ty Cổ
phần Mangan Việt Bắc thực hiện tại Hà Giang.
Cùng tham gia trong buổi làm việc này còn có bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường và ông
Trần Anh Tuấn. Bà Hường và ông Tuấn là vợ chồng, ông Tuấn là chủ tịch ngân hàng
Hàng Hải (Maritime Bank) và bà Hường là chủ tịch tập đoàn đầu tư phát triển Việt
Nam (VID group).
Ngân hàng Hàng Hải hiện tại đang nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng
Nhà Nước và các cơ quan quản lý cũng như bảo vệ pháp luật.
Bà Hường gần đây đã bị buộc thôi tham gia Quốc Hội vì một số vấn đề ví dụ như cả
bà Hường và ông Tuấn đã có hộ chiếu Malta (http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/khong-cong-nhan-tu-cach-dai-bieu-quoc-hoi-voi-ba-nguyen-thi-nguyet-huong-3437787.html).
Quan hệ của bà Tuyết, ông Tuấn và bà Hường với cố bí thư Phạm Duy Cường thế
nào?
Để xác định quan hệ kinh tế, tài chính giữa các nhà máy, mỏ khoáng sản của công
ty cổ phần tập đoàn Tây Giang với các cơ quan chính quyền, quản lý nhà nước và
ngân hàng Maritime dường như không khó. Cái khó là các tư liệu và quan hệ này
có được xem xét một cách thấu đáo bởi những lãnh đạo, cơ quan quản lý có thẩm
quyền xử lý hay không? Vừa qua, công luận đã chứng kiến tư liệu hình ảnh về
tài sản của ông giám đốc Sở TNMT tỉnh Yên Bái, ông giám đốc sở KHĐT Yên Bái và
ông giám đốc CA tỉnh Yên Bái.
Dư luận cũng đặt câu hỏi là tiền từ đâu ra? Thực tế có lẽ câu chuyện nên bắt đầu
từ những quan hệ kinh tế, chính trị rối rắm từ nhiều năm nay. Sự lớn mạnh rầm rộ
của những doanh nghiệp như Tây Giang? Đặt dấu hỏi về những dự án nhà máy chế biến
kim loại màu được tô vẽ rồi hoạt động cầm chừng làm bình phong cho các hoạt động
khai thác và xuất lậu quặng thô đã bị nhà nước cấm. Trở lại với công ty cổ phần
tập đoàn Tây Giang, doanh nghiệp này có đăng ký tại tổ 22, đường 3/10, phường
Sông Bằng, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Đây là một tổ hợp khách sạn, nhà hàng, karaoke và cả Spa làm đẹp. Văn phòng của
công ty cổ phần tập đoàn nằm trong toà nhà này. Theo như bài báo trên báo điện
tử Tầm Nhìn, khi phóng viên tới địa chỉ này hỏi về lãnh đạo tập đoàn thì được
trả lời rằng họ đi vắng.
Thực chất, theo như tìm hiểu của chúng tôi thì lãnh đạo của công ty tập đoàn
này không đi vắng, họ có thể không ở Cao Bằng vào lúc phóng viên tìm tới nhưng
họ vẫn ở Hà Nội hoặc Cao Bằng hoặc Nha Trang, Đà Nẵng hoặc Yên Bái.
Tây Giang có quan hệ làm ăn với hầu hết các tỉnh biên giới phía Bắc, nơi có trữ
lượng khoáng sản. Bà Trần thị Tuyết hiện nay đã trao quyền lại cho ông Phạm
Thành Lâm tuy nhiên người điều hành thực tế vẫn là bà Tuyết.
Ngoài ra, bà Tuyết và ông Lâm đều là thành viên hội đồng quản trị công ty cổ phần
khai thác chế biến khoáng sản Việt VMPCO, chủ tịch là ông Trần Anh Tuấn và phó
chủ tịch là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
Trong
phần giới thiệu về VMPCO trên website chính thức có giới thiệu:
Công
ty Cổ phần Khai thác Chế biến khoáng sản Việt (VMPCO) chính thức được thành lập
theo giấy phép số 010.5868.530 với cổ đông chính là những tập đoàn lớn của Việt
Nam trong lĩnh vực khoáng sản, tài chính ngân hàng và bất động sản như Công ty
Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp
Tây Giang.
Trong
ban lãnh đạo công ty VMPCO có Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Thành viên
HĐQT (từng là đại biểu quốc hội) (http://www.vmpco.com.vn/vi/gioi-thieu/ban-lanh-dao-vmpco.html)
Tuy
mới thành lập được một thời gian nhưng với tiềm lực và nền tảng kinh nghiệm được
kế thừa từ các cổ đông, hiện nay, VMPCO đã vươn lên trở thành tập đoàn khai
thác, chế biến khoáng sản lớn hàng đầu Việt Nam với 24 ngành nghề kinh doanh và
25 công ty thành viên phân bố ở hầu khắp các tỉnh phía Bắc như Công ty Cổ phần
Khoáng sản Tây Giang Cao Bằng; Công ty Cổ phần Khoáng sản Thạch An; Công ty Cổ
phần Đầu tư Khoáng sản Bảo Lâm; Công ty Cổ phần Khoáng sản Xây dựng 30/4; Công
ty Cổ phần Khoáng sản Đông Bắc; Công ty Cổ phần Mangan Việt Bắc; Công ty Cổ phần
Điện lực Hà Giang; Công ty Cổ phần Cốc hóa Tây Giang…
Công
ty Cổ phần Khoáng sản Tây Giang Cao Bằng
Phó
chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thăm Công ty cổ phần Mangan Việt Bắc, thuộc Tập
đoàn Công nghiệp Tây Giang
Hiện tại, VMPCO đang sở hữu khoảng 40 mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn, tiêu biểu
là mỏ chì kẽm (Bảo Lâm, Tuyên Quang, Yên Bái và Điện Biên), mỏ Mangan (Đồng
Tâm, Trung Thành, Cốc Hec, Bản Sám, Bản Khuông, Nà Viền), mỏ sắt (Khuổi Rào,
Phiêng Lếch, và Nà Cắng Cao Bằng), đồng (Lào Cai), ăngtimon…Theo như thông tin
từ trang web của VMPCO thì Tây Giang là một doanh nghiệp lớn có tiềm lực mạnh.
Tuy nhiên, khi liên hệ với cách hành xử lạ lùng của lãnh đạo doanh nghiệp và với
những thông tin công bố gần đây về các quan chức ở Yên Bái thì khó có thể không
nhận thấy có gì đó khuất tất ẩn dấu trong các sự kiện.
(Còn tiếp – Kỳ sau Trần Thị Tuyết là ai?)
(Còn tiếp – Kỳ sau Trần Thị Tuyết là ai?)
Xem
thêm bài “Sự
biến mất bí ẩn của một tập đoàn Trung Quốc ở Cao Bằng”.
Nguồn:
Đồng
Hồ Nợ Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét