Ngô Minh Trí
Đến
nay, Trung Quốc đang thiết lập mạng lưới tác chiến cả trên không lẫn trên biển
đáng lo ngại ở khu vực Biển Đông.
Thời
gian qua, Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung
tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Mỹ, đã tổng hợp dữ liệu hình ảnh
và nhiều nguồn tin liên quan việc Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai
khí tài ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VN. Qua đó, AMTI cũng đã công
bố không ít hình ảnh chụp từ vệ tinh và đánh giá các hoạt động trên của Bắc
Kinh. Kết hợp cùng các thông tin do Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc,
cũng thuộc CSIS, để đưa ra bản đồ đánh giá về hỏa lực của Trung Quốc trên Biển
Đông.
Theo các thông tin trên, Bắc Kinh đang hình thành một thế trận bao gồm khả năng tấn công từ xa bằng chiến đấu cơ, kết hợp cùng hệ thống tên lửa đối không và tên lửa đối hải để chống tiếp cận. Từng nhận xét với Thanh Niên, bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Cụ thể, các khí tài chủ lực sau:
Theo các thông tin trên, Bắc Kinh đang hình thành một thế trận bao gồm khả năng tấn công từ xa bằng chiến đấu cơ, kết hợp cùng hệ thống tên lửa đối không và tên lửa đối hải để chống tiếp cận. Từng nhận xét với Thanh Niên, bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Cụ thể, các khí tài chủ lực sau:
Chiến
đấu cơ đa nhiệm
Hồi
giữa năm 2017, truyền thông Mỹ dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng nước này cho biết
2 chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc đã xuất kích chặn máy bay săn ngầm P-3 Orion
của Mỹ trên Biển Đông ở khu vực cách đảo Hải Nam gần 250 km về phía đông nam. Từ
vài năm qua, truyền thông quốc tế cho hay Bắc Kinh đã triển khai chiến đấu cơ
J-10 ở đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Đây là dòng chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ 4
có bán kính chiến đấu khoảng 550 km, tốc độ tối đa gần 2,2 lần vận tốc âm thanh
(hơn 2.500 km/giờ). Tầm hoạt động của J-10 còn có thể xa hơn khi được hỗ trợ bằng
máy bay tiếp liệu trên không. Về năng lực tác chiến, ngoài súng tự động 23 mm,
J-10 còn có thể mang theo các loại tên lửa đối không PL-8, PL-9, PL-11 và
PL-12; tên lửa tấn công mặt đất và tấn công tàu chiến; bom dẫn đường bằng tia laser…
Chiến đấu cơ J-10.ẢNH: AUSAIRPOWER
Không
chỉ triển khai J-10, Trung Quốc mới đây còn tiết lộ đưa dòng chiến đấu cơ J-11
đến đảo Phú Lâm. Những hình ảnh do AMTI công bố về mạng lưới đường băng và nhà
chứa máy bay mà Bắc Kinh xây dựng trên một số đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa
cũng đáp ứng điều kiện triển khai các loại chiến đấu cơ J-10, J-11. Tuy nhiên,
trong bản đồ đánh giá hỏa lực của Trung Quốc ở Biển Đông, CSIS chủ yếu tính
toán theo dòng J-10 chứ chưa dựa trên năng lực tác chiến của J-11.
Mạng
lưới tên lửa
Cùng
với chiến đấu cơ, Bắc Kinh được cho là đã triển khai tên lửa HQ-9 đến đảo Phú
Lâm từ vài năm qua. Thậm chí, các hình ảnh về hạ tầng của Trung Quốc ở Trường
Sa cũng có dấu hiệu được dùng để thiết lập tên lửa HQ-9 và HHQ-9. Được xem là hệ
thống tên lửa phòng không “S-300 phiên bản Trung Quốc”, HQ-9 có tầm bắn khoảng
250 km với tốc độ tối đa gấp 4 lần vận tốc âm thanh. Hệ thống HQ-9 cho phép
theo dõi và tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu. Chính vì thế, việc lắp đặt HQ-9
là một biện pháp nhằm thiết lập lưới phòng không cho các đảo mà Bắc Kinh chiếm
đóng phi pháp trên Biển Đông. HQ-9 có nhiều phiên bản, trong đó gồm HHQ-9 là
phiên bản thường được dùng để tích hợp trên tàu chiến.
Tên lửa chống tàu chiến YJ-62.ẢNH: TL
Tên lửa đối không HQ-9.ẢNH: JIAN KANG
|
Chưa
dừng lại ở khả năng đối không, Trung Quốc cũng đã triển khai tên lửa chống tàu
chiến YJ-62 đến đảo Phú Lâm từ vài năm qua. Nhiều khả năng, với các hạ tầng sẵn
có, YJ-62 cũng đã hiện diện ở Trường Sa.
Có
tốc độ cận âm (gần 1.000 km/giờ), YJ-62 có khả năng tấn công tàu chiến từ khoảng
cách đến 400 km, tùy theo phiên bản. Ưu điểm của dòng tên lửa này là có thể
khai hỏa từ các bệ phóng di động với tính linh hoạt cao. Hỗ trợ thêm cho YJ-62
và HQ-9, Bắc Kinh cũng đã điều động nhiều loại radar tối tân đến các thực thể
trên Biển Đông.
Bằng
những loại vũ khí chủ lực trên, Trung Quốc đang hình thành nên một mạng lưới hỏa
lực đa nhiệm với chiến đấu cơ dùng để tấn công đa nhiệm cả không chiến lẫn hải
chiến, còn hệ thống tên lửa dùng để chống tên lửa lẫn máy bay và tàu chiến tiếp
cận các đảo mà nước này đang chiếm đóng phi pháp.
Nguồn:
Thanh
Niên
a
Trả lờiXóa