Bảo Duy
TTO
- Đó là tựa cuốn sách sắp xuất bản và được dự báo sẽ gây tranh luận dữ dội.
Sách cho biết hàng ngàn điệp viên Trung Quốc đang len lỏi từ nghị trường đến
nhà thờ, trong cả các trường đại học và các cơ quan báo chí Úc...
Cuốn
sách sắp được xuất bản của giáo sư nhân chủng học Clive Hamilton thuộc trường
Charles Sturt có thể tạo ra một cơn địa chấn trong chính trường Úc.
Lần
lượt các quan chức Úc, cả đương chức lẫn về hưu, bị chỉ thẳng mặt là tay sai của
Trung Quốc trong "Cuộc xâm lược thầm lặng: Trung Quốc đã biến Úc thành con
rối như thế nào".
Các chiến dịch gián điệp và gây ảnh hưởng có hệ thống của Bắc Kinh "đang làm xói mòn chủ quyền của nước Úc", ông Hamilton viết.
Các chiến dịch gián điệp và gây ảnh hưởng có hệ thống của Bắc Kinh "đang làm xói mòn chủ quyền của nước Úc", ông Hamilton viết.
Doanh nhân bất động sản hay trùm điệp viên Huang Xiangmo (bìa phải)? - Ảnh: ABC |
Nhưng
họ là ai? Đó là "những triệu phú gốc Hoa với quá khứ bất minh nhưng có mối
liên hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, các ông chủ truyền thông tạo ra
những cái loa cho chính quyền Bắc Kinh, các du học sinh yêu nước bị tẩy não và
những giáo sư đáng kính của nước Úc sa đà vào các hiệp hội thân Bắc Kinh do đại
sứ quán Trung Quốc giật dây", giáo sư Hamilton trả lời.
"Bob
Bắc Kinh"
Hơn
40 chính khách Úc, bao gồm cả cựu thủ tướng Bob Hawke và Paul Keating, bị ông
Hamilton cáo buộc là làm việc cho chính phủ Trung Quốc ngay sau khi sự nghiệp
chính trị của họ vừa khép lại.
Nhưng
trọn vẹn một chương có tên "Bob Bắc Kinh" không phải chỉ ông Bob
Hawke, nó nhắm vào cựu ngoại trưởng Úc Bob Carr - người đang giữ ghế giám đốc
Viện nghiên cứu Úc - Trung Quốc (ACRI) thuộc Đại học Công nghệ Sydney.
Ông
Carr đứng đầu ACRI từ năm 2015, sau khi nó được thành lập và nhận khoản đóng
góp 1,8 triệu USD từ ông Huang Xiangmo - doanh nhân gốc Hoa làm giàu từ bất động
sản.
"Trong mạng lưới mô tả các ảnh hưởng của Trung Quốc, doanh nhân Huang nằm ở vị trí trung tâm, từ đó mới rẽ ra những hướng khác, từ chính trị đến kinh doanh và truyền thông. Huang là điệp viên Trung Quốc có quyền lực lớn nhất ở Úc"-- GS Clive Hamilton mô tả trong sách --
Cựu ngoại trưởng Úc Bob Carr bị tố đã "bán mình" cho Trung Quốc - Ảnh: REUTERS |
Thân
thế thật sự của doanh nhân Huang đã trở thành đề tài suy đoán của công luận Úc
sau khi đài ABC tiết lộ các khoản đóng góp hàng triệu USD của ông này cho các đảng
phái ở Úc. Liên tục trong các năm 2015, 2016 và 2017 mối quan hệ giữa ông Huang
và các chính trị gia cấp cao Úc bị đặt dấu chấm hỏi.
Còn
ACRI, theo ông Hamilton, chỉ là "bình phong" của một chiến dịch tuyên
truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc với "mục đích tối thượng là thúc đẩy ảnh
hưởng của Bắc Kinh trong chính trường và nghị trường Úc".
Ông
Carr phủ nhận chuyện làm việc hoặc có liên hệ với chính quyền Bắc Kinh, khẳng định
ACRI hoàn toàn độc lập và phi đảng phái.
ACRI
chỉ là một trong số ít các bình phong của Trung Quốc. Theo giáo sư Hamilton,
"nhiều kẻ khát tiền" mang danh giáo sư, tiến sĩ khác ở Úc đang âm thầm
chuyển giao các công trình nghiên cứu về không gian, trí tuệ nhân tạo và khoa học
máy tính của các trường đại học Úc cho quân đội Trung Quốc.
TTO
- Các chuyên gia Úc cảnh báo ngày càng nhiều việc công nghệ quân sự của Úc bị
tuồn vào Trung Quốc thông qua hình thức hợp tác của các trường đại học, nên kêu
gọi Bộ Quốc phòng Úc vào cuộc điều tra.
"Hợp
ý Chúa"
Năm
2014, trang web của một nhà thờ Công giáo của người Trung Quốc ở Canberra xuất
hiện dòng chữ ca ngợi Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình: "Sự trỗi dậy của
Trung Quốc vĩ đại là ý của Chúa, định mệnh đẵ sắp đặt sẵn từ trước".
Nhiều
linh mục tin rằng nơi thờ tự của họ đã trở thành điểm tụ họp của các điệp viên
Trung Quốc. "Một phần tư hoặc một phần ba những con chiên ở đây là người
theo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một vài người đi lễ nhà thờ để tạo liên kết với
xã hội, phần đông còn lại là người của chính phủ Bắc Kinh", một linh mục
nói với giáo sư Hamilton.
Quyển
sách của ông Hamilton đang gây ra sự chia rẽ trong quốc hội Úc, giữa các nghị
sĩ Công đảng và Tự do. Ủy ban liên hợp về tình báo và an ninh Úc đang cân nhắc
phát hành bản điện tử của cuốn sách, đánh dấu lần đầu tiên quốc hội Úc xuất bản
một quyển sách, theo đài ABC.
Tuy
nhiên, chính sự nhạy cảm của vấn đề và những người mà cuốn sách này bêu tên,
nhiều nhà xuất bản đã từ chối bản thảo của giáo sư Hamilton. "Đây lại là một
chiến thắng nữa của chính quyền Bắc Kinh trong việc cố gắng đập tan các tiếng
nói chỉ trích họ", ông Hamilton cáo buộc.
Bộ
Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quôc tại Úc chưa lên tiếng. Cuốn
sách, dự kiến sẽ được xuất bản vào đầu tuần tới, xuất hiện trong bối cảnh ngày
càng nhiều lo ngại Bắc Kinh đang dùng tiền để thao túng chính trường Úc.
Nguồn:
Tuổi
Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét