Chất lượng thi
công của các nhà thầu Trung Quốc ở thế giới được đánh giá cao, nhưng ở Việt Nam
lại hoàn toàn ngược lại; và tuy biết rõ sự thật mười mươi nhưng chúng ta vẫn chọn
các nhà thầu Trung Quốc.
Từ rất nhiều năm
về trước, việc các nhà thầu Trung Quốc thường xuyên tham gia
các dự án lớn ở Việt Nam không còn là điều gì mới lạ. Chất lượng của các nhà thầu
này cũng vậy, thật sự rất kém cũng không phải là thông tin gì mới mẻ.
Nhưng điều lạ ở đây là tại sao các cấp có thẩm quyền tuy biết rất rõ về các nhà thầu Trung Quốc nhưng vẫn tiếp tục lựa chọn những nhà thầu này?
Nhưng điều lạ ở đây là tại sao các cấp có thẩm quyền tuy biết rất rõ về các nhà thầu Trung Quốc nhưng vẫn tiếp tục lựa chọn những nhà thầu này?
Tuyến đường sắt
trên cao Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: Internet)
Có thể đơn cử một
vài dự án lớn có sự tham gia của Trung Quốc, gây lo ngại trong dư luận về tiến
độ và chất lượng.
Gần đây nhất là dự
án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Đây là dự án do Công
ty Hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu
EPC.
Cho đến nay, dự
án này đã bị kéo dài đến gần 4 năm, tổng mức đầu tư bị đội từ 552,86 triệu USD
lên 868,04 triệu USD.
Rồi đến việc Tổng
thầu thiếu tiền, phải vay mượn tùm lum, kết quả là nợ các nhà thầu phụ hơn 500
tỷ đồng.
Dự án thứ hai
cũng làm nên “tên tuổi” của nhà thầu Trung Quốc, đó là sân vận động Mỹ
Đình. Tổng thầu là công ty Hanoi International Group (HISG) của Trung Quốc
được đánh giá cao bởi kinh nghiệm xây dựng nhiều công trình lớn!?
Nhưng tại siêu dự
án sân vận động Mỹ Đình, công ty này lại sử dụng thiết bị không theo hợp đồng.
Theo kết luận của thanh tra Chính phủ, công ty này đã dùng tới 94% thiết bị
không có trong hợp đồng, tương đương với 17/18 triệu USD giá trị của thiết bị sử
dụng, mà theo đó thì thiết bị phải được sử dụng ở dự án này có xuất xứ từ Tây
Âu và Mỹ.
Sau đó, công ty
này còn bị phát hiện đã ký "chui" hợp đồng với nhiều công ty buôn bán
vật tư, thiết bị khác có giá rẻ hơn để ăn chênh lệch hàng triệu USD.
Ngoài hai siêu dự
án trên, đã và còn có vô số dự án khác có mặt các nhà thầu Trung Quốc và làm
cho chủ đầu tư phải “toát mồ hôi hột”.
Vậy, tại sao các
nhà thầu Trung Quốc vẫn có “xuất” ở Việt Nam?
Trả lời phóng
viên VTC News, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết: "Lý do đầu tiên
đó là chúng ta vẫn phải phụ thuộc vàoTrung Quốc, bởi để làm các công trình lớn,
nhỏ trong nước, Việt Nam vẫn cần vốn Trung Quốc. Và vay vốn của nước này là kèm
theo việc cho các nhà thầu của họ thi công, rồi điều kiện phải sử dụng trang
thiết bị của họ…"
Lý do thứ hai đó
chính là môi trường tham nhũng của Việt Nam đã tạo cơ hội cho các nhà thầu
Trung Quốc.
Trên thế giới,
các nhà thầu Trung Quốc thực hiện công việc rất nghiêm túc, được đánh giá tốt.
Nhưng đó là do cơ chế ở các quốc gia đó minh bạch, chặt chẽ, thưởng phạt nghiêm
minh, do đó các nhà thầu Trung Quốc luôn thi công đúng tiến độ, thậm chí còn vượt
tiến độ và chất lượng công trình rất tốt.
Trong khi ở Việt
Nam, chế tài xử phạt các nhà thầu của chúng ta còn lỏng lẻo, rồi văn hoá “bôi
trơn” thì được “phổ cập” từ trên xuống dưới. Tạo thói quen “lầy” cho các
nhà thầu Trung Quốc.
Cứ làm sai, cứ vi
phạm đi, bị bắt thì “phong bì”. Hết lần này đến lần khác, công trình thì chất
lượng kém, mặc dù thời gian thì siêu lâu.
Hậu quả của việc
này không những thiệt hại về mặt tài chính, mà hơn thế nữa đó là thời gian.
Trong khi Trung Quốc cứ tằng tằng tiến lên phía trước, thì Việt Nam lại dậm
chân tại chỗ, một dự án như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã mất gấp
đôi thời gian.
Vậy, giả dụ đó là
một dự án nằm trong trục chiến lược hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước thì
không hiểu chúng ta sẽ như thế nào?
"Nhưng “tiên
trách kỷ, hậu trách nhân”, nguyên do, nguồn gốc của các vấn đề chính là chúng
ta, cơ chế quản lý quá lỏng lẻo, một số cán bộ làm việc không có trách nhiệm vì
đại cuộc chung mà chỉ chăm lo lợi ích cá nhân. Một người, rồi hai người, rồi cả
ban phòng… Văn hoá “bôi trơn” đã ăn vào máu họ rồi", ông Long bình luận.
Nguồn: VTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét