TTO
- Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định Bắc Kinh sẽ có khả năng bố trí 3 trung đoàn máy
bay chiến đấu tại quần đảo Trường Sa.
Bộ
Quốc phòng Mỹ cho biết tính đến cuối năm 2016, Bắc Kinh đã xây dựng đến
24 nhà chứa máy bay cùng nhiều công sự trên 3 thực thể chiếm đóng trái
phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thông
tin trên được nêu rõ trong báo cáo dày hơn 100 trang có tên "Những diễn biến
mới về quân sự và an ninh bao gồm Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc" được Lầu
Năm Góc công bố vào ngày hôm qua (6-6).
Ảnh vệ tinh chụp hồi
tháng 2.2017 cho thấy TQ đã gần như hoàn tất các nhà chứa máy bay
trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AMTI/CSIS
trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AMTI/CSIS
"Mặc
dù việc cải tạo đất và tôn tạo đảo nhân tạo không củng cố các yêu sách chủ quyền
vô lý của Trung Quốc như tạo ra vấn đề pháp lý hay bất kỳ quyền lợi lãnh hải
nào (liên quan đến các thực thể mới), Trung Quốc có thể sử dụng các thực thể mới
như là một căn cứ quân sự kết hợp dân sự để liên tục tăng cường sự hiện diện của
quốc gia này trên Biển Đông, cải thiện khả năng kiểm soát các thực thể và không
gian hàng hải gần đó", Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo.
Trong
bản báo cáo thường niên trình lên Quốc hội về tình hình an ninh và quân sự của
Trung Quốc, Lầu Năm Góc nêu rõ nỗ lực mở rộng đồn trú trái phép của Trung Quốc
trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông hiện đang tập trung vào việc xây dựng các
cơ sở hạ tầng trên mặt đất tại 3 căn cứ chính gồm Đá Chữ Thập, Đá Subi và
Đá Vành Khăn, sau khi Bắc Kinh hoàn thành 4 tiền đồn nhỏ hơn hồi đầu năm 2016.
Bộ
Quốc phòng Mỹ nhận định sau khi hoàn tất việc xây dựng các cơ sở này, Trung Quốc
sẽ có khả năng bố trí 3 trung đoàn máy bay chiến đấu tại quần đảo Trường
Sa.
Báo
cáo của Lầu Năm Góc một lần nữa vạch trần các công trình quân sự phi pháp Trung
Quốc xây dựng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mỹ đã nhiều lần lên tiếng
phản đối hành động "quân sự hóa" các thực thể tranh chấp của Trung Quốc.
Đáp
lại, Bắc Kinh ngang ngược khẳng định "không có bất kỳ thứ gì gọi là quân sự
hóa" và lớn tiếng kêu gọi các quốc gia bên ngoài ngừng can thiệp vào những
vấn đề trong khu vực.
Liên
quan đến quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát (Trung Quốc cũng tuyên bố chủ
quyền và gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông, Lầu Năm Góc cho biết trong năm
2016, Bắc Kinh vẫn tiếp tục sử dụng máy bay và tàu hải cảnh để tuần tra gần khu
vực này.
Cũng
theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ mở thêm các căn
cứ quân sự ở nước ngoài, sau khi nước này hoàn tất việc xây dựng cơ sở tại
Djibouti.
Lầu
Năm Góc cho rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ xây dựng thêm các căn cứ quân sự ở
những nước có quan hệ lâu dài và có cùng lợi ích chiến lược với Bắc Kinh, ví dụ
như Pakistan.
Ngoài
ra, Lầu Năm Góc nhận định rằng Trung Quốc tỏ ra quyết tâm tiếp tục tăng
chi tiêu quốc phòng “trong tương lai gần”, bất chấp việc nền kinh tế đang tăng
trưởng chậm.
Tổng
chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2016 đã vượt qua mức 180 tỉ USD.
Lầu Năm Góc cũng dự báo tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc thiết kế và chế tạo
sẽ đạt được những khả năng hoạt động ban đầu vào năm 2020.
DUY LINH
Nguồn:
Tuổi Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét