Thành Minh
- Nếu không muốn chiến tranh hoặc lo ngại nguy cơ thất bại, Trung Quốc không nên quá mạnh miệng hoặc có những hành động đe dọa phản tác dụng.
Lộ
bài đe dọa
Sau
vụ căng thẳng biên giới với Ấn Độ vừa qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục thể hiện
thái độ cứng rắn qua những tuyên bố ngoại giao. “Hỏa lực miệng” dường như đã trở
thành sản phẩm “độc quyền” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính điều này đang khiến
Trung Quốc bộ lộ điểm yếu chết người của mình.
Phương
thức đe dọa quân sự của Trung Quốc đối với Ấn Độ xung quanh vụ Doklam bị đặt
câu hỏi về tính hiệu quả thực sự. Khi căng thẳng biên giới bùng phát, Trung Quốc
ngay lập tức triển khai quân đội để uy hiếp đối phương. Tuy nhiên, ngay giới
phân tích Trung Quốc cũng phải thừa nhận vào thời điểm mang tính then chốt cần
có hành động quân sự để nâng cao hiệu quả uy hiếp thì Bắc Kinh lại do dự và “án
binh bất động”.
Truyền thông Trung Quốc liên tục đưa tin về các hoạt động quân sự
rầm rộ của
nước này giữa lúc căng thẳng biên giới với Ấn Độ
nước này giữa lúc căng thẳng biên giới với Ấn Độ
Tờ
Liên hợp buổi sáng của Singapore dẫn lời nhà phân tích Đặng Duật Văn của Trung
Quốc cho biết đe dọa là phương thức thường được các quốc gia, đặc biệt là các
cường quốc, sử dụng để khuất phục và buộc đối phương phải thỏa hiệp. Hàm ý của
cụm từ “đe dọa” là việc cường điệu hóa sức mạnh của bản thân, kết hợp với việc
đẩy sự việc phát triển đến cực điểm nhằm tạo áp lực tâm lý lớn nhất cho đối
phương, buộc đối phương phải chấp nhận khuất phục hoặc thỏa hiệp để thực hiện mục
đích “không đánh mà thắng”.
Theo
nhà phân tích này, nói cách khác, “đe dọa” là làm ra bộ chuẩn bị chiến tranh,
thậm chí chiến tranh lớn để đối thủ cảm nhận và hình dung ra tổn thất mình sẽ
phải gánh chịu lớn đến mức nào nếu không khuất phục và thỏa hiệp. Do vậy, để đe
dọa một cách hiệu quả, các bên liên quan không chỉ thông qua lời nói mà phải bằng
các hành động rõ ràng và cụ thể.
Biện
pháp đe dọa quân sự, nhất là đe dọa hạt nhân, cũng là phương thức được các nước
thường xuyên sử dụng. Một ví dụ được nêu ra là trường hợp của Triều Tiên. Bình Nhưỡng
trước đây thường xuyên đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để san bằng Hàn Quốc, còn
hiện nay đã phát triển tên lửa đạn đạo để đe dọa Mỹ.
Trung Quốc duyệt binh rầm rộ tại Nội Mông ngày 30/7 |
Ngoài
việc liên tục thử tên lửa và vũ khí hạt nhân, Triều Tiên còn chủ động đẩy tình
hình đến “bờ vực” chiến tranh, nhưng chưa tới mức để chiến tranh nổ ra. Qua đó,
có thể ràng buộc các nước lớn và từng bước hiện thực hóa mục đích Triều Tiên được
công nhận là quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân.
Nhà
phân tích này thừa nhận rằng Trung Quốc cũng thường xuyên sử dụng chiến lược đe
dọa để thực hiện mục đích của mình, nhưng thành quả thu được cho thấy cách làm
của Bắc Kinh chưa đạt yêu cầu đề ra.
Phương
thức đe dọa kinh điển của Trung Quốc thường là diễn tập quân sự, kết hợp với cảnh
cáo mạnh mẽ về ngoại giao để uy hiếp đối thủ. Ngoài ra, duyệt binh cũng là một
trong những phương thức đe dọa thường được Trung Quốc vận dụng.
Bắc
Kinh hy vọng thông qua việc phô diễn các loại vũ khí tiên tiến cùng trang thiết
bị hiện đại của mình để răn đe các đối thủ. Tuy nhiên, trên thực tế, phương thức
đe dọa này của Trung Quốc với các nước như Hàn Quốc và Ấn Độ..., mọi chuyện gần
như sẽ là vô ích.
Theo
nhà phân tích Đặng Duật Văn, nguyên nhân chủ yếu nằm ở chính sự thiếu quyết tâm
tới cùng của Trung Quốc. Điều này lặp đi lặp lại, và các đối thủ dễ dàng nắm được
ý đồ của Trung Quốc, khiến cho phương thức đe dọa của Bắc Kinh không thành
công.
Điển
hình nhất là những gì diễn ra tại Doklam và vấn đề liên quan tới việc Seoul triển
khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Nguyên nhân
chính của hai lần thất bại này là Bắc Kinh “chỉ nói suông”.
Không
chỉ vậy, xét về mặt khách quan, trong vài chục năm trở lại đây, Trung Quốc
không tham gia bất kỳ cuộc chiến nào, bởi vậy sức mạnh chiến đấu cũng như uy lực
của quân đội Trung Quốc là điều chưa được kiểm chứng. Do đó, những đe dọa của
Trung Quốc không còn khiến nhiều quốc gia lo sợ, bởi họ cho rằng Bắc Kinh khó
có thể dùng biện pháp quân sự để giải quyết các vấn đề phức tạp như tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ.
Hình ảnh "hoành tráng" của quân đội Trung Quốc
được đăng tải trên trang web của Tân Hoa Xã ngày 30/7
|
Cũng
theo nhà phân tích này, Trung Quốc thực sự sợ chiến tranh bởi hai nguyên nhân
chính mà đầu tiên là do quân đội Trung Quốc nhiều thập kỷ qua chưa từng tham
chiến, lại đang phải đối phó với tình trạng tham nhũng nghiêm trọng, bởi vậy
khó có thể đảm bảo khả năng tác chiến của lực lượng này.
Nguyên
nhân thứ hai là nội bộ Trung Quốc đang tồn tại nhiều vấn đề, trong khi họ lại
phát triển theo con đường đối lập với nhiều quốc gia trên thế giới. Bắc Kinh lo
ngại bị dư luận quy kết là kẻ hiếu chiến và hung hăng một khi sử dụng vũ lực uy
hiếp đối phương.
Nhà
phân tích này kết luận rằng để đảm bảo ảnh hướng và uy lực của những lời đe dọa,
Trung Quốc cần thể hiện rõ quyết tâm của mình. Còn nếu thực sự không muốn dấn
thân vào chiến tranh hoặc lo ngại nguy cơ thất bại, Trung Quốc không nên quá mạnh
miệng hoặc có những hành động đe dọa dễ gây phản tác dụng như gần đây.
Sức mạnh thực sự của quân đội Trung Quốc vẫn chưa được kiểm
chứng
|
Trên thực tế, sau khi Trung Quốc và Ấn Độ nhất trí cùng rút quân khỏi khu vực Doklam
vào ngày 28/8, Trung Quốc tiếp tục đưa ra những tuyên bố “trịch thượng” và đầy
đe dọa nhằm vào Ấn Độ.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thì tuyên bố lính biên phòng
Trung Quốc sẽ vẫn đóng quân tại Doklam và tiếp tục tuần tra khu vực này. Trong
khi đó, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm khuyến cáo rằng Ấn
Độ cần rút ra một số bài học từ vụ việc này.
Phó
Giáo sư thuộc Đại học Quan hệ Quốc tế Trung Quốc Sở Oánh thậm chí còn tự tin
cho rằng sau khi kết thúc vụ Doklam, Trung Quốc có thể thuyết phục người dân nước
này rằng dựa vào sức mạnh nội lực quốc gia, Trung Quốc có khả năng sử dụng các
biện pháp ngoại giao để “giải quyết các vấn đề biên giới và bảo vệ chủ quyền đất
nước”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét