Lê Anh Hùng | Việt Nam Thời Báo | 31.10.2017
Bài báo hiện giờ chỉ còn trên trang Thương hiệu & Công luận thay vì Nhà báo & Công luận. |
Nội dung bài báo là về kết luận thanh tra của
Bộ Công thương do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký, nhằm vào sai phạm của Thứ trưởng
Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng trong việc thực hiện trái chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ.
Chỉ thị 21/CT-TTg (“Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động sản xuất, kinh doanh than”) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày
26/8/2015 nêu rõ: “Phê duyệt biểu đồ cấp than cho sản xuất điện từ nguồn than
trong nước do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty
Đông Bắc sản xuất và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam mua than trong nước cho sản xuất điện từ hai đơn vị này.”
Tuy nhiên, chỉ thị này đã không được lãnh đạo Bộ Công thương là Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng tuân thủ.
Tuy nhiên, chỉ thị này đã không được lãnh đạo Bộ Công thương là Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng tuân thủ.
Cụ thể, theo Thông báo số 122A/TB-BCT ngày
18/3/2016 (do Phó Chánh Văn phòng Bộ Công Thương Đỗ Văn Côi ký) về kết luận của
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng liên quan đến hợp đồng mua bán điện của một số nhà
máy điện thuộc PVN thì ngày 11/3/2016, viên Thứ trưởng đã chủ trì cuộc họp giải
quyết vướng mắc trong đàm phán hợp đồng mua bán điện của một số nhà máy, và ông
ta đã chỉ đạo: “Đồng ý để nhà máy điện Vũng Áng 1 được thanh toán chi phí than
đã mua từ nguồn khác…”.
Ngoài ra, Hoàng Quốc Vượng còn chỉ đạo vượt quyền
cả Bộ trưởng Bộ Công Thương khi yêu cầu: “Cục Điều tiết điện lực chịu trách nhiệm
rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung nội dung của Thông tư 56/2014/TT-BCT trong các
trường hợp phát sinh trong thực tiễn là các nhà máy nhiệt điện mua than từ nhiều
nguồn khác nhau…”. (Viên Thứ trưởng thậm chí còn có ý định sửa đổi cả một thông
tư để vượt quyền Thủ tướng, cho phép các nhà máy nhiệt điện mua than từ nhiều
nguồn khác nhau. Điều này thể hiện rõ trong công văn số 565/BCT-ĐTĐL ngày 19/1/2017,
khi ông Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo: “…Cho phép được mua than từ Công ty Hoành
Sơn…, tổng khối lượng than mua không vượt quá 900 nghìn tấn…”.)
Bộ máy công quyền Việt Nam xưa nay hiếm khi
công bố kết quả thanh tra nội bộ; kết luận thanh tra của một tân bộ trưởng nhằm
vào sai phạm của một thứ trưởng kỳ cựu lại càng hiếm hoi. Theo “thông lệ Việt
Nam”, người ta dễ liên tưởng vụ việc này với cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ
ban lãnh đạo Bộ Công thương. Và việc “kết luận thanh tra” được phơi bày trên truyền
thông cho thấy đây là một cuộc “so đấu” rất gay cấn, thể hiện sự bất lực của Bộ
trưởng Trần Tuấn Anh trước thành trì quyền lực của Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng.
Trong khi yêu cầu phải báo cáo, xử lý sai phạm
của từng cá nhân, đơn vị trong thương vụ mua than nói trên của Bộ trưởng Trần
Tuấn Anh đã quá thời hạn hơn nửa năm nhưng vẫn chưa được thực hiện thì sự kiện
bài báo mang tựa đề “Xin đừng để Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đơn độc” mới được đăng
lên chưa được bao lâu đã bị gỡ xuống một cách bí ẩn chẳng khác nào cái tát vào
mặt ngài Bộ trưởng, nhân vật được một số người xem là “ngôi sao đang lên”.
Chưa hết, theo nhà báo Nguyễn Hoài Nam, mặc dù sau khi đăng, cái tên Hoàng Quốc Vượng
đã bị loại bỏ khỏi bài báo nhưng cuối cùng nó vẫn bị gỡ xuống. Tác giả bài báo
thì bức xúc đến mức xin từ chức phó trưởng phòng báo điện tử của báo Nhà báo
& Công luận.
Đến
đây thì có lẽ ai cũng phải bật ra câu hỏi trong đầu: cái tay Hoàng Quốc Vượng kia
là ai mà “ghê gớm” làm vậy?
Xin
thưa, Hoàng Quốc Vượng nguyên là trợ lý của Hoàng Trung Hải thời kỳ đương kim
Bí thư Thành uỷ Hà Nội còn là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
(EVN) giai đoạn 1998-2000. Sau khi trở thành Bộ trưởng Công nghiệp (2003-2007),
Hoàng Trung Hải đã đưa viên trợ thủ thân tín của mình lên làm Chánh Văn phòng Bộ
Công nghiệp.
Tháng
8/2008, Hoàng Quốc Vượng được “luân chuyển” về Thái Nguyên làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Đến tháng 8/2010, ông ta
được điều về giữ chức Thứ trưởng Bộ Công thương. Tháng 9/2012, ông ta được bổ nhiệm
làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN. Tháng 1/2015, ông ta trở lại làm Thứ trưởng
Bộ Công thương, và được phân công phụ trách trực tiếp ngành điện lực Việt Nam dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy
Hoàng cũng như thời Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
Điện
lực là lĩnh vực nằm dưới sự khuynh loát của “nhóm lợi ích Tàu” từ thời Hoàng
Trung Hải còn làm Tổng Giám đốc EVN (1998-2000). Trở thành Thứ trưởng
(2000-2003) rồi Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (2003-2007) và cuối cùng là Phó Thủ tướng
phụ trách kinh tế ngành (trong đó có ngành điện lực; 2007-2016), Hoàng Trung Hải
càng có điều kiện lũng đoạn ngành kinh tế hạ tầng hết sức trọng yếu này của Việt
Nam. (Liên minh ma quỷ này ngang ngược đến mức sẵn sàng trao cả một dự án nhiệt
điện lên đến 3,5 tỷ USD cho một công ty chuyên doanh… mực in, dĩ nhiên đằng sau đó là một âm mưu mờ ám.)
Không
còn nghi ngờ gì, ngay cả khi đã rời khỏi vị trí Phó Thủ tướng, Hoàng Trung Hải
vẫn tiếp tục kiểm soát ngành điện lực Việt Nam thông qua bàn tay đệ tử ruột Hoàng
Quốc Vượng.
Dưới
sự thao túng của “nhóm lợi ích” Hoàng Trung Hải, điện lực Việt Nam gần như trở
thành một phiên bản của của ngành điện lực Trung Quốc. Vấn đề nằm ở chỗ, so với
“nguyên bản Trung Quốc” thì “phiên bản Việt Nam” lại có trình độ công nghệ thấp
kém hơn nhiều và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường đến mức báo động. Nghiêm trọng
hơn, dưới sự phù phép của Hoàng Trung Hải, không chỉ an ninh năng lượng mà một
loạt vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng trên khắp Việt Nam đã bị Bắc Kinh kiểm
soát thông qua những dự án nhiệt điện hay thuỷ điện mà hầu hết hoặc do Trung Quốc
làm tổng thầu, làm chủ đầu tư hoặc cung cấp thiết bị.
Đằng
sau Hoàng Quốc Vượng chính là “nhóm lợi ích Tàu” do “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải cầm đầu. Đây mới là nhóm lợi ích hùng mạnh
và tanh tưởi nhất Việt Nam, thủ phạm của hầu như mọi vấn nạn Trung Quốc trên dải
đất hình chữ S suốt mười mấy năm qua, bởi nó đã khống chế và thao túng một loạt lãnh đạo chóp bu của cộng sản Việt Nam.
Rõ
ràng, tương lai đất nước phụ thuộc cốt tử vào việc giải bài toán mang tên “nhóm
lợi ích Hoàng Trung Hải”.
Nguồn:
Việt Nam Thời Báo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét