Hoàng Hà
Thông
điệp lớn nhất toát lên từ bài diễn văn khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc
lần thứ 19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là công khai tuyên
bố quốc gia này sẽ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ XXI,
qua đó từ bỏ chính sách “náu mình chờ thời” thực thi lâu nay.
Bài
diễn văn khai mạc do Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trình bày tại
phiên khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 được xem là văn kiện
quan trọng bậc nhất tại sự kiện chính trị hệ trọng nhất diễn ra 5 năm một lần tại
quốc gia hơn 1,4 tỷ dân này. Văn kiện này đúc kết lại những thành tựu cùng kinh
nghiệm và bài học rút ra trong giai đoạn đã qua, đồng thời vạch ra đường hướng
lớn cho sự phát triển của cường quốc kinh tế thứ hai thế giới trong tương lai từ
nay tới năm 2050.
Diễn
văn dài khoảng 30.000 từ được ông Tập Cận Bình trình bày suốt 3 tiếng rưỡi đồng
hồ đã đề cập hầu như mọi lĩnh vực của Trung Quốc, từ chính trị tới kinh tế - xã
hội cho tới an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất thu
hút sự quan tâm của không chỉ dư luận Trung Quốc mà dư luận cả thế giới chính
là thông điệp được ông Tập Cận Bình nhấn mạnh về một “kỷ nguyên mới” của nền
chính trị Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và hình dung về một
Trung Quốc là “cường quốc hàng đầu thế giới” vào năm 2050.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 rằng quốc gia này sẽ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới vào năm 2050 |
Có
thể nói lời tuyên bố “Trung Quốc là cường quốc hàng đầu thế giới vào năm 2050”
của người đứng đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã đánh dấu sự thay đổi
chính sách lớn và quan trọng bậc nhất của cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ này.
Dù luôn tồn tại ý thức mình là đất nước trung tâm của thế giới Trung Quốc (nước
ở trung tâm), song lãnh đạo quốc gia này từ xưa tới nay vẫn chủ trương thực hiện
chính sách “náu mình chờ thời”.
Chính
sách trên thể hiện rõ qua tuyên bố của ông Đặng Tiểu Bình trước Liên hợp quốc
năm 1974 rằng: “Trung Quốc không phải và sẽ không bao giờ trở thành siêu cường”.
Nhà lãnh đạo có vị thế gần ngang với ông Mao Trạch Đông đối với đất nước Trung
Quốc hiện đại này tái khẳng định đầu thập niên khi Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy
là Trung Quốc “không bao giờ nên tìm kiếm vai trò lãnh đạo”.
Tuy
nhiên, sau gần 30 năm kể từ lần cuối một nhà lãnh đạo Trung Quốc công khai lên
tiếng về chính sách “náu mình chờ thời”, quốc gia này với tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất toàn cầu thời gian dài đã lần lượt vượt qua hết cường quốc
này tới cường quốc khác để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ về
giá trị GDP tuyệt đối. Duy trì tốc độ tăng trưởng hiện nay, Trung Quốc sẽ soán
ngôi cường quốc kinh tế số một thế giới của Mỹ vào năm 2030.
Sau
giai đoạn dài “náu mình” để tập trung phát triển kinh tế, Trung Quốc giờ đây
tin rằng sức mạnh quốc gia của mình với các mũi nhọn kinh tế và quân sự hoàn
toàn xứng đáng với vị thế của một cường quốc thế giới. Ông Tập Cận Bình sau 5 nằm
cầm quyền cũng đã trở thành “lãnh đạo hạt nhân” của Trung Quốc, vị thế vững chắc
để có thể quyết định thay đổi những chính sách lớn của quốc gia này tồn tại
hàng thập kỷ, trong đó có chính sách “náu mình chờ thời”.
Việc
Trung Quốc lần đầu công khai tuyên bố sẽ trở thành “cường quốc hàng đầu thế giới”,
một thuật ngữ chỉ tới vị thế siêu cường thế giới của Mỹ, được cả thế giới quan
tâm sâu sắc. Giáo sư Joseph Fewsmith thuộc trường Đại học Boston (Mỹ) cho rằng,
Trung Quốc sẽ tiếp tục có những cải cách lớn trong hệ thống chính trị và kinh tế
để đạt được mục tiêu trở thành “cường quốc hàng đầu thế giới” vào giữa thế kỷ
XXI. Đáng chú ý, trên đường trở thành siêu cường thế giới, Trung Quốc cũng sẽ
nâng cấp quân đội và vũ khí để trở thành “quân đội hàng đầu thế giới”.
Nguồn:
Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét