Lê Anh Hùng | VOA | 1.12.2017
Ngày
17/11, tại Quyết định số 1838/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm ông Vũ
Quang Minh, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao để
làm Đại sứ Việt Nam tại Campuchia.
Với
quyết định trên, ông Vũ Quang Minh hiện là một trong 6 Thứ trưởng Ngoại giao đảm
nhiệm vai trò đại diện chính thức cho Việt Nam trên thế giới. Ngoài Thứ trưởng
Vũ Quang Minh, Bộ Ngoại giao Việt Nam còn có Thứ trưởng Đặng Minh Khôi làm Đại
sứ tại Trung Quốc, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh làm Đại sứ tại Mỹ, Thứ trưởng
Nguyễn Thanh Sơn làm Đại sứ tại Liên bang Nga, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hùng
làm Đại sứ tại Lào, Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga làm Đại sứ, Đại diện Thường trực
tại Liên Hiệp Quốc.
Người tiền nhiệm của ông Vũ Quang Minh là ông Thạch Dư cũng được bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao trước khi trở thành Đại sứ Việt Nam tại Campuchia từ năm 2014 đến 2017. (Thật mỉa mai, trong khi lãnh đạo CSVN thường vỗ ngực tự hào về “vị thế ngày càng cao” của Việt Nam thì một loạt thứ trưởng ngoại giao lại đảm trách vai trò đại sứ tại cả những quốc gia như Lào hay Campuchia.)
Người tiền nhiệm của ông Vũ Quang Minh là ông Thạch Dư cũng được bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao trước khi trở thành Đại sứ Việt Nam tại Campuchia từ năm 2014 đến 2017. (Thật mỉa mai, trong khi lãnh đạo CSVN thường vỗ ngực tự hào về “vị thế ngày càng cao” của Việt Nam thì một loạt thứ trưởng ngoại giao lại đảm trách vai trò đại sứ tại cả những quốc gia như Lào hay Campuchia.)
Từ nơi núi xương người Việt chất đống…
Nhìn
vào danh sách trên người ta dễ nhận ra ngay là Campuchia được Hà Nội coi là một
quốc gia rất quan trọng trong chính sách ngoại giao của mình.
Điều
này còn được thể hiện trong các chuyến thăm cấp cao của Hà Nội sang Phnom Penh,
với tuần suất thăm viếng thuộc vào loại cao nhất trên thế giới. Chẳng hạn, trong
năm 2017, trước chuyến viếng thăm đất nước chùa tháp từ ngày 20-22/7 của TBT
Nguyễn Phú Trọng là chuyến công du Campuchia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ
ngày 24-26/4. Còn năm ngoái, sau chuyến công du của Chủ tịch nước Trần Đại
Quang vào trung tuần tháng Sáu là chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân vào hạ tuần tháng Chín.
Đặc biệt, sự giúp đỡ mà Việt Nam dành cho Campuchia thì không thể nào
đong đếm nổi. Hàng chục ngàn người Việt đã ngã xuống trên đất Campuchia, chưa kể
gần hai trăm ngàn người bị thương khác, khi nhà cầm quyền Việt Nam đưa quân
sang đây để giúp quốc gia láng giềng thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot. Viện
trợ bằng vật chất suốt từ bấy đến nay thì không thể nào liệt kê hết.
Gần đây nhất, nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng năm ngoái, Việt
Nam đã tặng Quốc hội Campuchia món quà là công trình nhà làm việc dành cho ban thư
ký và các ủy ban Quốc hội trị giá 25 triệu USD.
…thành vũ khí đe doạ Việt Nam của
Bắc Kinh
Hao
tổn không biết bao nhiêu xương máu, tiền của, thời gian, công sức như vậy…
nhưng rốt cuộc thì Việt Nam đạt được gì?
Thật
trớ trêu, từ nhiều năm qua, Phnom Penh không chỉ dần xa lánh Hà Nội mà còn công
khai trở thành đồng minh thân cận nhất của Bắc Kinh trong khu vực. Còn mục đích
quan trọng nhất của Trung Nam Hải khi “đầu tư” vào Hun Sen và Campuchia là để…
chống lại Việt Nam.
Hiện
tại, Bắc Kinh đã biến Phnom Penh thành đồng minh chí thiết trên hồ sơ Biển
Đông, nơi Việt Nam không chỉ có nhiều lợi ích nhất so với các nước trong khu vực
mà còn được xem là cửa ngõ chiến lược cho cả dân tộc trong thế kỷ 21.
Chỉ
chừng ấy thôi đã đủ cho thấy “con bài” Campuchia lợi hại đến thế nào trong tay
Bắc Kinh. Song đó vẫn chưa phải là mối đe doạ nguy hiểm nhất mà quốc gia láng
giềng này đặt ra cho chúng ta. Bắc Kinh đang từng bước biến Campuchia thành một
mũi dao dí vào mạng sườn Việt Nam dọc biên giới hai nước cũng như vùng biển Tây
Nam và sẵn sàng lao lên cùng đồng minh khi hữu sự, trước sự chào mời của những
“phần thưởng” quá đỗi hấp dẫn.
Hiện
nay, Trung Quốc đã và đang tiếp tục triển khai vô số dự án kinh tế tại
Campuchia. Từ năm 1994
đến 2012, Campuchia đã cho Trung Quốc thuê 4,6 triệu ha đất trong thời hạn 99
năm. Người Trung Quốc lũ lượt theo chân các dự án kéo sang đây và xong việc thì
ở lại sinh cơ lập nghiệp.
Đại
sứ Trung Quốc tại Campuchia cho
biết là 35% tổng chiều dài toàn bộ các tuyến đường giao thông ở đây do một
mình Trung Quốc tài trợ. Bắc Kinh đã
tài trợ cho Campuchia xây dựng tuyến quốc lộ đến biên giới Việt Nam tại cửa khẩu
Bavet - Mộc Bài và tiếp tục tài trợ cho những tuyến đường biên giới khác. Không
còn nghi ngờ gì, các căn cứ quân sự trá hình của Bắc Kinh đang dần áp sát biên
giới Tây Nam của Việt Nam.
Đặc biệt, từ năm 2016, Phnom Penh đã cho
Trung Quốc thuê 90km bờ biển trong 99 năm để xây dựng một cảng nước sâu chiến lược (tổng mức
đầu tư 3,8 tỷ USD) nhằm phục vụ cho mưu đồ bành trướng sức mạnh quân sự và kinh
tế của Bắc Kinh trong khu vực. Rõ ràng, vùng lãnh hải và lãnh thổ Việt Nam cách
xa biên giới Việt - Trung nhất cũng đã phải đối diện với hiểm hoạ “made in
China”.
Chưa hết, tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Nội vụ
Campuchia Sar Kheng khẳng định tiếp tục chính sách thu hồi giấy tờ của 70.000
người ngoại quốc “sinh sống bất hợp pháp” tại đây, trong đó hầu hết là người gốc
Việt.
Hun Sen có đáng trách hay không?
“Họa
phúc hữu môi phi nhất nhật” (Nguyễn Trãi – “Họa phúc do nguyên nhân từ lâu, không
phải chỉ một ngày.”).
Việt
Nam và Campuchia cùng chia sẻ một lịch sử hết sức tế nhị. Quá trình mở mang bờ
cõi về phương Nam của người Việt khiến vương quốc Champa bị mất một phần lãnh
thổ vào tay Đại Việt, trở thành một quốc gia phiên thuộc và phải triều cống cho
Việt Nam. Cho dù quá trình đó diễn ra khá êm ả, hầu như không bên nào đổ máu,
song nỗi đau mất nước thì vẫn cứ âm ỉ trong lòng người dân Campuchia. Thậm chí,
cuối triều vua Minh Mạng, sau khi đánh đuổi quân Xiêm, nhà Nguyễn còn sáp nhập
Chân Lạp vào Đại Nam rồi đổi tên thành Trấn Tây thành (1835-1941). Việc người
Campuchia nghi kỵ người Việt vì thế là điều không có gì khó hiểu.
Trong
bối cảnh đó, sau khi giúp Campuchia thoát khỏi bàn tay diệt chủng của Khmer Đỏ,
thay vì lẽ ra phải rút về ngay thì quân đội Việt Nam lại ở lại, dựng lên một
chính phủ bù nhìn và thao túng mọi chuyện, thậm chí còn gây ra không ít bi kịch
cho người dân Campuchia. Người Campuchia đi từ chỗ coi bộ đội Việt Nam như ân
nhân cứu rỗi đến chỗ xem họ như đội quân chiếm đóng, từ chỗ biết ơn đến chỗ căm
ghét. Bài viết “Out
of 20 of my friends, 17 hate the Vietnamese” (“Trong hai mươi người bạn của
tôi thì có đến 17 người ghét người Việt”) trên tờ The Phnom Penh Post ngày
6/9/2014 phần nào nói lên tình cảm đó của họ.
Việc
Hun Sen dần ngả vào vòng tay Bắc Kinh xuất phát từ ít nhất ba nguyên nhân dưới
đây.
Thứ
nhất, là một người Khmer, cho dù rất biết ơn Việt Nam và từng nhiều lần công
khai tỏ bày tỏ điều đó, song việc ông ta nghi kỵ quốc gia láng giềng, ít nhiều
gì cũng là điều không tránh khỏi, nhất là sau những gì diễn ra kể từ khi Hà Nội
đưa quân vào Campuchia cho đến khi Đại sứ Ngô Điền, “người thầy vĩ đại” của Hun
Sen, phải rời khỏi Phnom Penh không kèn không trống ngày 13/11/1991.
Thứ
hai, không phải Hun Sen chủ động phản bội Việt Nam, mà chính ban lãnh đạo CSVN
đã đẩy ông ta vào vòng tay kẻ thù truyền kiếp của dân tộc mình. Tại Hội nghị
Thành Đô năm 1990, để được ôm chân quan thầy Bắc Kinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười
và Phạm Văn Đồng đã không ngần ngại bán rẻ Hun Sen cũng như chính thể “Cộng hoà
Nhân dân Campuchia” do họ dựng lên, rồi thuyết phục Hun Sen coi Trung Quốc là đồng
minh.
Thứ
ba, bị kẹp giữa hai nước lớn vốn luôn muốn áp đặt ảnh hưởng tiêu cực lên mình (Việt
Nam và Thái Lan), không có gì khó hiểu khi Hun Sen cũng như ban lãnh đạo
Campuchia muốn tìm một đồng minh hùng mạnh bên ngoài nhằm ngăn chặn nguy cơ đó.
Điều này cũng đã có tiền lệ lịch sử: Năm 1863, vua Norodom (trị vì từ
1860-1904) đã ký hiệp ước
với Pháp, cho phép người Pháp được quyền khai thác khoáng sản để họ giúp ngăn
chặn các cuộc xâm lấn của người Thái và người Việt. (Việc Hun Sen từng nói đại ý là ông
ta không lo ngại Trung Quốc bởi
Campuchia và Trung Quốc không tiếp
giáp nhau có lẽ là vì thế.)
Việt
Nam phải làm gì?
Để
cải thiện quan hệ với Campuchia và xa hơn nữa là đảm bảo an ninh quốc gia trên
tuyến biên giới Tây Nam, Việt Nam rõ ràng là có nhiều việc cần phải làm.
Trước
hết, lãnh đạo Việt Nam cần công khai lên tiếng xin lỗi người dân Campuchia về
những gì mà phía Việt Nam đã gây ra cho họ trong thời gian đưa quân sang đây. Cả
lãnh đạo lẫn người dân Campuchia đã nhiều lần bày tỏ lòng biết ơn đối với Việt
Nam, trong khi lãnh đạo Việt Nam vẫn chưa chịu lên tiếng xin lỗi để xoa dịu những
nỗi đau mà họ đã gây ra cho nhân dân bạn thì thật bất công. (Nếu ban lãnh đạo
Việt Nam vẫn đặt lợi ích của Đảng CSVN lên trên lợi ích dân tộc như tại Hội nghị
Thành Đô thì điều này khó xẩy ra.)
Tiếp
theo, cần đặt mối quan hệ hai nước trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn
nhau. Việc lãnh đạo Việt Nam kêu gọi phát triển quan hệ hai nước theo phương
châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững
lâu dài” sẽ tạo ấn tượng là Hà Nội tỏ ra bề trên với Phnom Penh, bởi “phương
châm” đó chẳng khác gì cái gọi là “16 chữ vàng” (“Láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”) mà Bắc Kinh “tô điểm” cho mối
quan hệ với Hà Nội (thực chất thế nào thì hẳn ai cũng hiểu).
Ngoài
ra, Việt Nam cần thiết lập và vun đắp quan hệ với các đảng phái đối lập tại
Campuchia, dù CPP của Hun Sen vẫn đang nắm thế thượng phong. Điều này vừa giúp
xoa dịu tâm lý chống Việt Nam ở đây, vốn chủ yếu do các đảng phái đối lập khích
động, vừa sẵn sàng cho một tương lai họ lên cầm quyền.
Trung
Quốc sẽ không bao giờ bằng lòng với những gì mà họ đã đạt được ở Campuchia.
Trong khi đó, đối diện với áp lực của phương Tây về cuộc trấn áp lực lượng đối
lập trước cuộc bầu cử năm 2018, Hun Sen lại đang chuẩn
bị lên đường sang Bắc Kinh để tìm kiếm thêm sự ủng hộ chính trị cũng như đầu
tư.
Không
chỉ ở biên giới Việt Nam - Campuchia và vùng biển Tây Nam, mà cả ở biên giới Việt
- Lào, biên giới phía Bắc, Biển Đông và vùng duyên hải Việt Nam, các gọng kìm
mang nhãn hiệu Đại Hán vẫn đang ngày đêm âm thầm siết chặt dải đất hình chữ S.
Trật
tự thế giới cũ đang dần thay đổi, trật tự thế giới mới đang từng bước định
hình. Trong bối cảnh đó, chiến tranh là một khả năng thực tế, thậm chí khó
tránh khỏi, như lịch sử nhân loại đã cho thấy.
Thế
nên, tốt hơn hết, Việt Nam cần sẵn sàng cho khả năng xấu nhất là chiến tranh.
Muốn vậy, ban lãnh đạo Việt Nam cần phải dân chủ hoá đất nước để tự cường dân tộc,
phát triển tiềm lực quốc phòng, đồng thời hình thành mối quan hệ đồng minh chiến
lược với Mỹ - Nhật - Ấn - Úc. Nếu làm được như vậy, mối đe doạ trên tuyến biên
giới Tây Nam sẽ không còn quá khó để hoá giải.
Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là
người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét