Thành Luân
Theo
chuyên gia, Việt Nam đã có bài học tuyến Cát Linh-Hà Đông nên phải rút kinh
nghiệm, điều khoản hợp đồng phải chặt chẽ.
Bộ
Giao thông Vận tải vừa họp bàn về quy hoạch đầu kỳ tuyến đường sắt Hải
Phòng- Hà Nội-Lào Cai.
Theo
quy hoạch, đường sắt này sẽ tồn tại song song cả tuyến cũ và mới, đảm nhận vận
chuyển hàng hóa và hành khách.
Tuyến
đường sắt Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai bắt đầu từ ga Lào Cai hiện tại, theo hướng
Đông qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng và kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).
Tổng
chiều dài tuyến là 391 km; đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) - Lào
Cai (Việt Nam) có chiều dài 6,29 km.
Viện
Nghiên cứu khảo sát và thiết kế đường sắt số 5 Trung Quốc là đơn vị tư vấn lập
quy hoạch tuyến đường sắt này, bao gồm cả việc nghiên cứu kết nối đường sắt Hà
Khẩu (Trung Quốc) - Lào Cai (Việt Nam).
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai đang khai thác. Ảnh: Kinh tế và Đô thị |
Trao
đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao
thông, khẳng định, bài toán chính của ngành giao thông Việt Nam chính
là nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện tại vì đã rất
lạc hậu, sau đó đến giai đoạn 2025-2030 thì làm nghiên cứu tiền
khả thi dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam tốc độ 350km/h.
Còn
đối với tuyến đường sắt Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai, TS Thủy cho rằng dự án này
còn rất xa xôi, thậm chí cảm thấy hơi... vô duyên vì hàng hóa đi từ Hà Nội đến
Hải Phòng, theo đường biển đi ra các nước.
Ông
không rõ Trung Quốc có thể tận dụng được cảng Hải Phòng hay không nhưng hiện
nay cảng Hải Phòng cũng đã quá tải. Bởi vậy, nếu làm tuyến đường sắt Hải
Phòng-Hà Nội-Lào Cai thì vị chuyên gia e rằng hiệu quả kinh tế không cao.
Đối
với việc thuê phía Trung Quốc làm đơn vị tư vấn lập quy hoạch tuyến đường sắt
này, TS Nguyễn Xuân Thủy bày tỏ nhiều băn khoăn: "Ngành đường sắt có rất
nhiều viện thiết kế kỹ thuật, cơ khí, quy hoạch và Bộ GTVT cũng có. Một tuyến
đường sắt như thế có gì phải thuê tư vấn Trung Quốc?
Nếu
Việt Nam nỗ lực huy động các chuyên gia, những người có kinh nghiệm thì có
thể tự làm được và chỉ cần thuê chuyên gia Trung Quốc mà thôi, không nhất
thiết phải thuê hẳn một viện của Trung Quốc để làm.
Việt
Nam có rất nhiều GS, TS, tại sao không chủ trì được một tuyến đường sắt nối từ
Lào Cai về Hà Nội, Hải Phòng?
Đấy
là đất đai, thổ nhưỡng của ta, chúng ta biết đặc tính của nó, biết
làng xóm, phân bố dân cư, khí hậu, biết luồng hàng bao nhiêu..., tại sao không
tự mình làm mà lại phải thuê nước ngoài?
Cái
này thể hiện sự yếu kém trong tầm nhìn để đào tạo cán bộ của Việt Nam. Mặt
khác, nếu thuê nước ngoài thì phải rất đắt, có khi một thì người ta vống lên
2-3 lần và đắt như thế là ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia", TS
Nguyễn Xuân Thủy phân tích.
Nguyên
Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông cũng nhấn mạnh, nếu Việt Nam thuê phía Trung
Quốc làm đơn vị tư vấn lập quy hoạch tuyến đường sắt Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai
thì phải rút kinh nghiệm những bài học đã có đối với tuyến đường sắt trên cao
Cát Linh-Hà Đông, việc ký hợp đồng và chọn đối tác phải hết sức thận trọng.
Theo
đó, khi chọn Viện Nghiên cứu khảo sát và thiết kế đường sắt số 5 Trung Quốc phải
xem họ đã làm được gì, đã thiết kế tuyến đường sắt nào, phải biết kịch
bản thiết kế đó, xem chất lượng thiết kế, tư vấn của Viện đến đâu.
"Chúng
ta phải cho chuyên gia đi xem từng mét đường và nhưng người được cử
đi phải là người đúng nghề, có trách nhiệm với đất nước chứ không phải những
người đi cưỡi ngựa xem hoa rồi về làm lung tung", ông Thủy nói.
Bên
cạnh đó, các điều khoản trong hợp đồng phải rất chặt chẽ, phải ràng
buộc trách nhiệm giữa hai bên, trong đó đặc biệt chú ý ràng buộc các điểm sau:
Thứ
nhất, về chất lượng thiết kế, dùng công nghệ gì? Công nghệ đó trên thế giới phải
là công nghệ tiên tiến nhất và phải chứng minh đó là công nghệ tốt, nước
nào đã dùng, hiệu quả đến đâu?
Thứ
hai, giá cả thiết kế phải tương ứng với giá cả trên thế giới và đối với điều kiện
của Việt Nam phải rẻ hơn vì Việt Nam còn nghèo, không thể vống lên mức giá
đắt đỏ để rồi Việt Nam phải đi vay để trả.
Thứ
ba, về chất lượng công trình, nếu phía Trung Quốc thầu thì thi công
thế nào, bằng công nghệ gì, chất liệu, vật tư, thiết bị ra sao? Tất cả phải đảm
bảo chất lượng tốt. Chất lượng công trình phải được giám sát chặt chẽ, nếu
hỏng thì bên thiết kế phải tự bỏ tiền ra thay chứ Việt Nam không chịu
trách nhiệm.
Thứ
tư, thời gian thi công phải tính toán thật kỹ dựa theo công nghệ, số lượng nhân
công, thiết bị, thời tiết và điều kiện Việt Nam. Nếu không xong và phải tăng thời
gian thì bên thầu phải chịu trách nhiệm ra sao? Họ bỏ tiền ra, thậm
chí bị phạt bao nhiêu % giá trị công trình.
Cuối
cùng, phải đảm bảo an toàn, quyền lợi cho nhân công Việt Nam...
"Tất
cả những ràng buộc đó phải đi kèm với thưởng và phạt một cách kiên quyết,
không phải như thời gian qua, Việt Nam buông lỏng, để nhiều kẽ hở khiến tổng
thầu Trung Quốc tự tung tự tác, gây khó khăn cho Việt Nam", TS Nguyễn
Xuân Thủy lưu ý.
Nguồn:
Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét