Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Thêm một vị trí xung yếu của Việt Nam sắp bị Trung Quốc kiểm soát?


Lê Anh Hùng | Việt Nam Thời Báo | 25.6.2018


Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bao phen dâu bể, hết nóng lại đến lạnh, hết thăng lại đến trầm, song có một thứ không bao giờ thay đổi – đó là dã tâm thôn tính dải đất hình chữ S của các bộ óc Đại Hán.
Trong kỷ nguyên của chiến tranh hiện đại, lợi dụng triệt để xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cộng với sự ngây thơ đến mức khờ khạo (nếu không muốn nói là chủ tâm bán nước) của ban lãnh đạo CSVN qua sách lược “biến đối tượng thành đối tác”, Trung Quốc đã chiếm lĩnh được một loạt vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng của Việt Nam trên khắp cả nước.
Mục đích của các ông chủ Trung Nam Hải là thiết lập những gọng kìm Đại Hán hòng siết chặt dải đất hình chữ S từ bốn phương tám hướng, khiến Việt Nam không thể cựa quậy (hoặc nếu cựa quậy được thì “chưa đánh đã thua”), rồi chờ cơ hội thuận lợi biến Việt Nam thành “một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Trung Hoa”.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Mất bò mới lo làm chuồng


Lê Anh Hùng | VOA | 19.6.2018


Theo thông tin từ truyền thông nhà nước, ngày 29/5/2018 vừa qua, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Công Thương, UBND TP Đà Nẵng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa hệ thống truyền tải điện 500KV vào “Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia”.
Điện lực là một ngành kinh tế hạ tầng trọng yếu của bất kỳ quốc gia nào, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Hãy thử tưởng tượng Việt Nam mất điện trong một ngày xem: cả nền hành chính lẫn nền kinh tế quốc gia sẽ rơi vào cảnh đình trệ, thậm chí gần như bị tê liệt. Đối với một tỉnh hay một khu vực, ảnh hưởng do sự cố mất điện gây ra cũng tương tự.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Ba đặc khu, ba đại hiểm hoạ


Lê Anh Hùng | VOA | 9.6.2018


Suốt gần một tháng nay, Dự luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế Đặc biệt đã trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận người Việt trong và ngoài nước. Chưa bao giờ một dự luật được chính phủ trình ra Quốc hội lại khiến công chúng Việt Nam phản đối mạnh mẽ và rộng khắp đến vậy.
Sự kiện này làm người ta nhớ lại bầu không khí phản đối trong các tầng lớp nhân dân đối với dự án Bauxite Tây Nguyên 10 năm trước. Và giống như lần trước, lý do khiến công chúng bày tỏ sự lo ngại đặc biệt về ảnh hưởng của dự luật đối với an ninh quốc gia và tương lai giống nòi cũng chính là Trung Quốc, quốc gia láng giềng phương bắc to xác và xấu bụng của Việt Nam.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN HÀNH ĐỘNG CHỐNG HIỂM HOẠ TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC


LI KÊU GI TOÀN DÂN HÀNH ĐỘNG
CH
NG HIM HO TRUNG QUC XÂM LƯỢC

 

Kính thưa 97 triệu người Việt trong và ngoài nước!
Giặc Tàu Cộng đã và đang xâm chiếm nước ta trong một thế trận bao vây rộng khắp, từ chính trị đến kinh tế, từ thượng tầng xuống hạ tầng, từ đất liền tới biển đảo bằng các thủ đoạn quân sự, chính trị, ngoại giao và kinh tế.
Về chính trị, ngoại giao: chúng dụ dỗ lãnh đạo nước ta ký vô số thoả thuận, thoả ước… kể từ Thỏa thuận Thành Đô tháng 9/1990 cho đến 19 văn kiện hợp tác trong chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình tháng 11/2017, trong đó có những văn kiện phản quốc, bán nước rõ ràng như “Thoả thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao” Việt - Trung tháng 1/2017 hay “Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Khu ủy khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây” tháng 11/2017.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong nguy hiểm thế nào?


Lê Anh Hùng 

Vân Phong là điểm cực đông của VN, nghĩa là nơi gần nhất với các căn cứ quân sự của TQ tại Trường Sa.
Với địa thế một bên là núi, một bên là biển và quốc lộ 1A là tuyến độc đạo nối liền giao thông Bắc - Nam, chỉ cần một lực lượng nhỏ là đủ sức chia cắt VN thành hai phần tại đây.
Từ Bắc Vân Phong chạy theo quốc lộ 26 chừng 130km là tới Tây Nguyên, nóc nhà Đông Dương. Cách đấy không xa là Campuchia, nơi đội quân nằm vùng của TQ đã túc trực và áp sát biên giới VN từ lâu.