Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Trung Quốc đầu độc toàn bộ vùng biển Việt Nam bằng 3 nhà máy điện hạt nhân sát biên giới?



Nguy cơ VN nhiễm phóng xạ là chắc chắn, bởi vị trí 3 nhà máy
điện hạt nhân đều gần biên giới trên đất liền và trên biển VN
Xung quanh việc 7 tổ máy của 3 nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc nằm sát biên giới Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 11 năm ngoái, rất nhiều chuyên gia, học giả đã bày tỏ ý kiến phản đối, cảnh báo vì tác động môi trường, thế nhưng đến nay sự việc dần trôi vào quên lãng. 

Cần biết rằng, từ trước nay Trung Quốc luôn tìm mọi cách để “chơi xấu” Việt Nam, vậy thì liệu 3 nhà máy điện hạt nhân mà nước này mới triển khai ngay sát biên giới Việt Nam có phải là âm mưu đầu độc toàn bộ vùng biển nước ta? Và đây là một trong những thủ đoạn khiến “Việt Nam không được chết nhanh mà phải chết từ từ” của anh bạn láng giềng?

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Quan hệ Việt – Trung: Trong là thủ thế, ngoài là anh em



Lê Anh Hùng | VOA | 15.11.2017

Không ai chọn được láng giềng, nhưng ai cũng có quyền chọn cách chơi với láng giềng của mình.
“Quan hệ hữu nghị” Toracanxi - Hopantomola
Những ai hâm mộ Aziz Nesin, nhà văn trào phúng nổi tiếng thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ, hẳn đều biết đến câu chuyện “Quan hệ hữu nghị” của ông. Nội dung câu chuyện là về mối quan hệ giữa Toracanxi và Hopantomola, hai quốc gia láng giềng có mối thâm thù với nhau và luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh.
Căm ghét và thù địch là cảm xúc chi phối những gì mà thủ tướng Toracanxi và quốc vương Hopantomola cùng nội các của họ dành cho nhau. Thủ tướng Phoxica thì chỉ ước ao làm sao tóm được “thằng súc sinh khốn nạn” Madragan IV để “moi gan hắn ra”, còn vua Madragan IV thì thề sẽ lột da kẻ thù ngay lập tức nếu cái “thằng Phoxica khốn kiếp” ấy rơi vào tay ông.

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Nguyễn Phú Trọng mưu toan ‘dâng’ các tỉnh biên giới cho Trung Quốc?



Lê Anh Hùng | VOA | 21.11.2017
Việc các nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới thăm viếng nước này nước nọ là hoạt động bình thường trong bang giao quốc tế, mà mục đích chủ yếu là nhằm kết nối tình hữu nghị hoặc thắt chặt quan hệ giữa các quốc gia.
Việt, Trung xoành xoạch qua lại
Nhìn chung, giữa các quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau, lâu lâu người ta lại chứng kiến một chuyến thăm của lãnh đạo nước này tới nước kia hay ngược lại. Chẳng hạn, mặc dù Hoa Kỳ và Hàn Quốc là hai quốc gia đồng minh gần gũi, nhưng chuyến công du của Tổng thống Donald Trump tới Hàn Quốc ngày 7/11 vừa rồi là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đến xứ sở kim chi trong suốt 25 năm qua. Còn chuyến công du Hoa Kỳ trung tuần tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Justin Trudeau thì cách chuyến thăm gần nhất của lãnh đạo Canada sang quốc gia láng giềng gần hai thập niên.
Tuy nhiên, thông lệ trên lại không đúng với mối quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Lãnh đạo hai quốc gia cộng sản này thường xuyên thăm viếng lẫn nhau, với tần suất có thể nói là “xoành xoạch”.

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Jack Ma, hãy tránh xa Việt Nam!



Lê Anh Hùng | VOA | 18.11.2017
Bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng vừa qua, sự kiện tỷ phú Jack Ma, người sáng lập và là Chủ tịch tập đoàn Alibaba của Trung Quốc, sang Việt Nam từ ngày 4 – 8/11 đã thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận.
Với giá trị tài sản lên đến 47,6 tỷ USD tại thời điểm tháng 11/2017, Jack Ma hiện là người giàu nhất Trung Quốc và giàu thứ 11 trên thế giới. Ông ta đã trở thành một biểu tượng toàn cầu về tài năng kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp trong kinh doanh, và thậm chí còn đứng thứ hai trong danh sách “50 nhà lãnh đạo ảnh hưởng nhất thế giới” năm 2017 do tạp chí Fortune bình chọn. 
Với một hành trang choáng ngợp như thế nên chẳng có gì khó hiểu khi công chúng Việt Nam dành cho vị khách đến từ phương Bắc này một sự chú ý đặc biệt. 

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Hàng Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam



RFA
Súng nhựa Trung Quốc không nhãn mác được bày bán ở Lào Cai
 Vùng núi Tây Bắc Việt Nam được xem là vùng có nhiều cửa khẩu liên thông giữa Việt Nam và Trung Quốc đứng đầu Việt Nam. Có gần 100 cửa khẩu lớn nhỏ gọi là cửa khẩu hữu nghị hoặc cửa khẩu quốc tế Việt – Trung. Tây Bắc cũng là đầu mối, là vùng đệm để tất cả các loại hàng hóa thứ cấp của Trung Quốc tuồn vào Việt Nam và các loại nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc. Nếu như nông sản và các loại hàng hóa của Việt Nam chỉ được xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, qua các cửa hải quan kiểm tra gắt gao thì ngược lại, hàng hóa Trung Quốc dễ dàng sang Việt Nam theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch. 

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Sáng kiến Vành đai Con đường: cạm bẫy hay cơ hội cho Việt Nam?



Trung Nguyễn 
Giấu đầu lòi đuôi
Mới đây, theo đài VOA tiếng Việt tường thuật, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, cố vấn của Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn của tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cho biết: “bài học rút ra là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều có nhượng bộ lẫn nhau trong vấn đề biên giới trên bộ mà công chúng hai nước đều không được biết (để tránh ảnh hưởng tiêu cực từ tinh thần dân tộc).”
Theo tôi biết, đây là lần đầu tiên một học giả của nhà nước Việt Nam đã công khai chuyện nhà cầm quyền giấu hiệp định biên giới vì sợ … tinh thần dân tộc của người dân.
Nhân hội nghị APEC mới diễn ra tại Đà Nẵng, truyền thông cũng loan tin, lãnh đạo Việt Nam –Trung Quốc đã đạt được nhất trí về vấn đề kiểm soát bất đồng trên biển Đông, tăng cường hợp tác trên biển. Tuy nhiên, toàn dân Việt Nam không ai biết cụ thể của việc “nhất trí” này là gì.

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

Không đưa vấn đề Biển Đông lên APEC: 'đích thân Vương Hỗ Ninh ra lệnh cấm'



Phùng Hoài Ngọc
 
(VNTB) Hai quần đảo VN bị TQ chiếm giữ không xa thành phố Đà Nẵng mà 2 bên “nhất trí” không đưa Biển Đông ra hội nghị APEC. 

Tại sao không ?
Đành rằng, Hội nghị APEC chuyên bàn về chủ đề hợp tác kinh tế của 21 quốc gia thành viên, nhưng số phận hai quần đảo HS-TS chí ít cũng là vấn đề kinh tế. Các nguyên thủ quốc gia khi tiếp xúc xã giao hoặc chính thức với lãnh tụ VN mấy bữa nay đều bày tỏ thái độ ủng hộ VN giải quyết tranh chấp 2 quần đảo bằng biện pháp hoà bình. Vậy, việc đưa vấn đề Biển Đông lên bàn hội nghị Apec chính là biện pháp hoà bình. Tại sao VN với tư cách chủ nhà không tranh thủ cơ hội may mắn hiếm có này?

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Trung Quốc vừa thử tên lửa liên lục địa?



Văn Khoa 
Trung Quốc có thể đã thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chỉ 2 ngày trước khi Tổng thống Donald Trump thăm Bắc Kinh.
Khả năng này được đưa ra sau khi Bắc Kinh thông báo đóng cửa không phận của một khu vực ở Sa mạc Gobi, phần thuộc phía tây bắc Trung Quốc, vào ngày 5.11. Đây là nơi từng được dùng để thử ICBM mới DF-41 của Trung Quốc, theo tờ South China Morning Post.
DF-41 có tầm hoạt động lên tới 12.000 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Cũng theo thông báo nói trên của Bắc Kinh, việc đóng cửa không phận nói trên kết thúc vào khoảng 9 giờ sáng 6.11, tức 2 ngày trước khi Tổng thống Trump đặt chân đến Bắc Kinh.

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Quy mô Quân đội Trung Quốc tăng thêm...1,5 triệu



Tùng Dương
Hôm qua, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua dự thảo trao quyền lãnh đạo trực tiếp, duy nhất đối với lực lượng Cảnh sát vũ trang cho Quân ủy Trung ương.
Việc cải cách, điều chỉnh lực lượng Cảnh sát vũ trang (Vũ cảnh) được cho là nhằm tăng cường, thống nhất sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như Quân ủy Trung ương Trung Quốc, quán triệt sự lãnh đạo của Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Trước đây Vũ cảnh Trung Quốc do cả Quốc vụ viện lẫn Quân ủy Trung ương quản lý. Tại các địa phương thì do Công an các cấp thực hiện điều phối chỉ huy.

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

Bùng nổ quan ngại khi Trung Quốc hạ thủy 'máy tạo đảo mạnh nhất châu Á'



Văn Khoa 
Việc Trung Quốc vừa hạ thủy một tàu nạo vét mới mà truyền thông nước này gọi là "công cụ tạo đảo mạnh nhất châu Á" gây quan ngại Bắc Kinh sẽ mở rộng xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.
Tàu nạo vét mới mang tên Thiên Côn Hiệu, dài 140m, rộng 28m, được hạ thủy  ở vùng biển thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc vào ngày 3.11, theo Tân Hoa xã. Tàu này có khả năng nạo vét 6.000m3 đất/giờ và đào sâu 35m dưới đáy biển.

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Tham vọng quân sự Trung Quốc khiến láng giềng bắt đầu lo ngại



Trọng Nghĩa 
Đoàn đại biểu quân đội Trung Quốc đến dự đại hội Đảng Cộng Sản lần thứ 19.
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã nhấn mạnh ước mơ biến quân đội Trung Quốc thành một đạo quân “đẳng cấp thế giới” từ nay đến năm 2050. Theo nhận định của giới phân tích được hãng tin Pháp AFP ngày 01/11/2017 trích dẫn, tham vọng quân sự nói trên bắt đầu gây quan ngại cho các nước láng giềng của Trung Quốc, cho dù chưa phải là mối đe dọa trước mắt.
Nhân Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 18-24/10/2017, hai dấu mốc thời gian mà ông Tập Cận Bình đặt ra cho quân đội Trung Quốc là hoàn thành việc hiện đại hóa vào năm 2035 để đến năm 2050 trở thành một "quân đội đẳng cấp thế giới".